Mới đây, Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin của Mỹ (ITIF) và Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc do các nhà lập pháp bảo thủ của Anh thành lập đã kêu gọi các đồng minh phương Tây thành lập một “Tổ chức Hiệp ước Liên minh các nền dân chủ”, tương tự như tổ chức NATO ở lĩnh vực thương mại, để chống lại sự uy hiếp về kinh tế của ĐCSTQ.
- Giáo sư Trung Quốc: ‘ĐCSTQ bên ngoài là rồng đói, bên trong là hổ giấy’
- Pulitzer công bố báo cáo chỉ ra ĐCSTQ dẫn đầu 65 quốc gia can thiệp vào bầu cử Mỹ
Theo quy tắc của NATO, các nước thành viên đồng ý bảo vệ khi một thành viên của tổ chức này bị tấn công.
Tương tự, với Tổ chức Hiệp ước Liên minh các nền Dân chủ (DATO), khi bất kỳ quốc gia thành viên nào bị Bắc Kinh uy hiếp về kinh tế, những quốc gia khác sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa với Trung Quốc.
Ví dụ, nếu chính quyền Trung Quốc đe dọa cấm sinh viên Trung Quốc học tập tại một quốc gia thành viên thuộc DATO, thì tất cả các quốc gia thành viên khác sẽ từ chối nhận sinh viên Trung Quốc. Hoặc nếu Bắc Kinh đưa các công ty của một quốc gia thành viên vào danh sách đen thì các quốc gia khác nên hạn chế nhập khẩu từ những công ty Trung Quốc.
Hiện, đề xuất về “NATO thương mại” chưa có sự ủng hộ chính thức nhưng nó thể hiện sự thúc đẩy hơn nữa của các nhà lập pháp Anh trong việc định hình chính sách với Trung Quốc.
Học giả: ĐCSTQ lợi dụng kinh tế để uy hiếp chính trị
Chia sẻ với tờ Epochtimes, chuyên gia kinh tế trưởng AIA Capital Ngô Gia Long (Wu Jialong) cho biết, hành vi thương mại không công bằng của ĐCSTQ được phát triển để đạt mục tiêu chính trị. Vì vậy, không thể chỉ coi sự uy hiếp kinh tế của Bắc Kinh là một loại hành vi thương mại, mà phải xem đây là một loại hành vi chính trị.
Ông Ngô cho biết, sau khi ĐCSTQ được [các nước phương Tây] nuôi lớn, nó đã không tuân thủ luật chơi trong cộng đồng quốc tế, điều này chủ yếu thể hiện ở 4 khía cạnh:
Thứ nhất là ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ; Thứ hai là buộc các công ty nước ngoài nếu muốn tham gia thị trường Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ; Thứ ba là trợ cấp cho các công ty trong nước, nhưng đặt ra rào cản, giám sát hành chính với các công ty nước ngoài, tiến hành cạnh tranh không lành mạnh; Thứ tư là chủ nghĩa bảo hộ.
Ví dụ, khi Úc yêu cầu điều tra độc lập về nguồn gốc của virus COVID-19, chính quyền Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách ngừng mua thịt bò, rượu vang đỏ, tôm hùm và các sản phẩm khác của Úc.
‘NATO thương mại’ là phản ứng chung của các nước dân chủ với ĐCSTQ
Ông Ngô phân tích, sự uy hiếp về kinh tế và chính trị của chính quyền Trung Quốc có thể xảy ra là vì các quốc gia khác nhau đã không đoàn kết trong quá khứ [để chống lại ĐCSTQ]. “NATO Thương mại” đồng nghĩa với việc nếu ĐCSTQ tấn công bất kỳ quốc gia thành viên nào, thì cũng tương đương với việc tất cả các quốc gia thành viên khác sẽ đáp trả.
Ông nói: “Đây là sự khởi đầu của việc Hoa Kỳ đoàn kết cùng các nước phương Tây và các nền dân chủ để thay đổi tình trạng các thể chế quốc tế bị ĐCSTQ xâm nhập, lợi dụng và phá hủy. Nếu như Bắc Kinh phá vỡ luật chơi thì sẽ có phí tổn, sẽ phải trả giá”.
Vào giữa tháng 6, trước khi Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đề xuất thành lập “NATO thương mại” ở Hoa Kỳ, Tổng thống Biden đã liên tiếp tham gia một số hội nghị thượng đỉnh quốc tế như hội nghị thượng đỉnh G7, hội nghị thượng đỉnh châu Âu… Ông đều đề cập đến các vấn đề thương mại không công bằng của chính quyền Bắc Kinh.
Trước đây vào thời chính quyền Trump, ngoại trưởng Pompeo đã từng đề xuất thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc và giá trị phổ quát. Ngoại trưởng của chính quyền Biden, Antony Blinken cũng đề cập đến vấn đề này trong cuộc hội đàm với ông Dương Khiết Trì ở Alaska.
Ông Hồ Bình (Hu Ping), một nhà bình luận chính trị tại Hoa Kỳ cũng đồng ý với đề xuất về “NATO Thương mại”.
Ông nói: “Nếu các nước phương Tây không thể cùng nhau đối phó với ĐCSTQ về kinh tế và thương mại, ĐCSTQ sẽ dễ dàng chia rẽ và làm tan rã các nền dân chủ. [Nếu] chỉ có một hai quốc gia chế tài chính quyền Bắc Kinh, thì sẽ không thể đưa đến tác dụng gì. Ví như chỉ dựa vào Úc thì khó mà chịu được sự trả thù kinh tế của Bắc Kinh”.
Theo Epochtimes