Thuốc kháng đông từ đông dược đang được đông đảo người dân quan tâm tâm do thuốc kháng đông tây y có nhiều tác dụng phụ.

Gần đây có nhiều người dân quan tâm đến các loại thuốc kháng đông. Trên thị trường hiện nay, một trong những loại thuốc có tác dụng kháng đông hiệu quả là hoạt huyết CM3. MUC NEWS đã có buổi trao đổi trực tiếp với Đại tá, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Minh Vịnh – chủ nhiệm đề tài thuốc Hoạt huyết CM3; nguyên Chủ nhiệm khoa A7 viện quân y 103, Chủ nhiệm đề tài Cấp nhà nước Hoạt huyết CM2 mã số 50B-02-03B dạng cao lỏng (1986-1990), Chủ nhiệm dự án cấp nhà nước Hoạt huyết CM3 viên về công dụng kháng đông của loại thuốc từ đông dược này.

Việt Nam đã có thuốc kháng đông từ đông dược CM3
Thuốc hoạt huyết CM3 là loại thuốc được đăng ký đề tài nghiên cứu cấp nhà nước từ năm 1986 – 1990 (ảnh: nhân vật cung cấp).

Phóng viên (PV): Xin kính chào Đại tá, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Minh Vịnh. Ông có thể giới thiệu ngắn gọn cho bạn đọc biết thuốc kháng đông là gì?

TS. BS. Trần Minh Vịnh: Thuốc kháng đông là thuốc được sử dụng để ngăn ngừa hiện tượng tăng đông máu, làm tắc mạch và điều trị hội chứng rải rác trong lòng mạch, tức là hình thành các cục máu đông (hay còn gọi là huyết khối fibrin) trong lòng mạch. 

Khi xuất hiện đông máu rải rác trong lòng mạch, tức là các cục máu đông cực nhỏ, các cục đông này tiêu thụ tiểu cầu và yếu tố đông máu. Điều này khiến tiểu cầu và yếu tố đông máu không còn khả năng cầm máu, bệnh nhân sẽ bị chảy máu không ngừng.  

Do vậy dùng thuốc kháng đông là biện pháp điều trị quan trọng để giảm tỷ lệ tử vong.

Phóng viên: Trên hộp thuốc Hoạt huyết CM3 có ghi 3 chỉ định điều trị : (i) Rối loạn tuần hoàn não do xơ vữa mạch máu; (ii) Xuất huyết do đông máu rải rác trong lòng mạch và (iii) Phòng biến chứng xạ trị và hoá trị. Ông có thể nói rõ hơn về công dụng thứ 2 là điều trị xuất huyết do đông máu rải rác trong lòng mạch không thưa ông?

TS. BS. Trần Minh Vịnh: Trong điều trị kháng đông dùng thuốc tây y, các bác sĩ thường dùng Heparin. Heparin là loại thuốc chống đông máu làm bất hoạt yếu tố đông máu. Do đó khi dùng phải theo dõi xét nghiệm đông máu chặt chẽ để chỉnh liều, nếu quá liều sẽ chảy máu, có thể gây tử vong.

Do tác dụng phụ lớn của Heparin như vậy, tôi đã tìm phương thuốc kháng đông từ thảo dược. Sau khi nghiên cứu các loại thảo dược, nhận thấy tiềm năng của các loại thảo dược này, tôi đã đăng ký nghiên cứu đề tài cấp nhà nước về loại thuốc dạng nước có tác dụng trong điều trị các bệnh về máu. Đề tài được đặt tên là Hoạt huyết CM2.

Phóng viên: Đó là Hoạt huyết CM2; vậy còn CM3 cũng là thuốc đông dược có công dụng kháng đông?

TS. BS. Trần Minh Vịnh: Chữ CM là viết tắt của từ ‘cầm máu’, còn số 2 nghĩa là thứ phát. CM2 tức là chỉ định cho việc cầm máu sau chảy máu thứ phát, đó là chảy máu trong CIVD. 

Thuốc Hoạt huyết CM3 là sản phẩm kế thừa từ đề tài hoạt huyết CM2 và dự án cấp nhà nước Hoạt huyết CM3 dạng viên bao vào năm 1997.

Việt Nam đã có thuốc kháng đông từ đông dược
Sản phẩm thuốc hoạt huyết CM3 đã nhận được sự quan tâm của nhiều người và một số giải thưởng uy tín (ảnh: https://thuochoathuyetcm3.com/).

Phóng viên: Tiến sĩ có thể cho biết thêm về quá trình nghiên cứu, phát triển thuốc Hoạt huyết CM3 đang có mặt trên thị trường?

TS. BS. Trần Minh Vịnh: Đề tài cấp nhà nước CM2 được bắt đầu từ năm 1986. Cụ thể được thực hiện theo các bước nghiên cứu tiền lâm sàng, độc cấp, độc mãn, in vitro, invivo với mô hình đông máu rải rác ở thỏ. Sau đó là điều trị trên lâm sàng cho bệnh nhân với xét nghiệm đông máu toàn bộ (thời gian Howell, APTT, PT, Thrombin, ATIII, Fibrinogen, nghiệm pháp rượu , Protamine sulphate , D-diner, Tiểu cầu …). Các lô điều trị được so sánh tác dụng của thuốc Hoạt huyết CM2 với việc dùng Heparin đi kèm với truyền máu tươi. Kết quả cho thấy cả hai có tác kết quả tốt gần như nhau.

Sự thành công bước này giúp những người làm nghiên cứu củng cố thêm niềm tin về sản phẩm thuốc đông dược được dùng trong điều trị các bệnh về máu. Đặc biệt, thuốc kháng đông từ đông dược đạt được 02 mục tiêu: An toàn, hiệu quả lâm sàng tốt. Đây cũng là đề tài này được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước nghiệm thu năm 1990 với kết luận: ‘đề tài nghiên cứu khoa học nghiêm túc hiệu quả an toàn’.

Sau đó Dự án công nghệ sản xuất thuốc dưới dạng viên bao với tên Hoạt huyết CM3 đã được nghiệm thu vào năm 2000. Cục quản lý dược Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất. 

Phóng viên: Vậy người dùng có cần lưu ý gì khi sử dụng loại thuốc này không, thưa Tiến sĩ?

TS. BS. Trần Minh Vịnh: Hoạt huyết CM3 ngoài tác dụng giúp hoạt huyết lưu thông máu còn có tác dụng kháng đông, nhưng khác thuốc kháng đông Tây y là chỉ ức chế hoạt hoá các yếu tố đông máu chứ không làm bất hoạt, nên an toàn, không gây chảy máu khi dùng quá liều hoặc lâu dài. 

Từ ngày thuốc hoạt huyết được sử dụng trong các bệnh viện và bán ngoài thị trường, đã có hàng vạn bệnh nhân dùng nhưng chưa có bất kỳ phản hồi nào về tác dụng phụ.

Nói thêm về hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch; thì đây là hội chứng mà cố giáo sư, tiến sĩ Đào Văn Chinh gọi là kỳ lạ vì vừa gây chảy máu vừa gây tắc mạch. Hội chứng này gây tử vong cao nếu thiếu điều kiện và kinh nghiệm xử lý. 

Nguyên nhân gây ra hội chứng này rất nhiều. Bất cứ bệnh lý hoặc yếu tố gây kích hoạt hệ thống đông máu đều có thể dẫn đến hội chứng này, ví dụ như nhiễm trùng huyết, nhiễm virus, nước ối vào lòng mạch, rắn độc cắn, bệnh lý về máu, ung thư, các bệnh lý miễn dịch, cơn bão cytokine .v.v. 

Khi gặp các bệnh lý này tốt nhất là nên đề phòng xảy ra hội chứng đông máu rải rải trong lòng mạch này theo kinh nghiệm của tôi là nên uống Hoạt huyết CM3 từ 4-6 viên/ngày. 

Phóng viên: Xin cảm ơn Đại tá, TS. BS. Trần Minh Vịnh về những thông tin hữu ích về việc điều trị kháng đông bằng đông dược này. Xin chúc ông và các cộng sự luôn khoẻ mạnh và sáng chế ra nhiều công thức thuốc khác từ đông dược giúp điều trị an toàn cho bệnh nhân.