Với 273.154 ca nhiễm và 11.074 người tử vong kể từ đầu dịch đến nay, đại dịch Covid-19 đã khiến hàng trăm trẻ em tại TP. HCM rơi vào cảnh mồ côi.
- Chủ quán photocopy ở Hải Dương làm giả hàng trăm giấy xét nghiệm Covid-19
- Lý do 200 đơn hàng đi chợ hộ bị ‘bom’ trong thời gian qua
- Sau buổi học đầu tiên, 65 học sinh tiểu học ở Nghệ An trở thành F1
14.800 trẻ em mắc Covid-19, 13 trường hợp tử vong
Theo báo Tiền Phong, tại cuộc họp báo về tình hình dịch bệnh tại TP. HCM chiều ngày 8/9, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP. HCM cho biết, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 14.800 trẻ dưới 18 tuổi mắc Covid-19. Trong đó, hơn 12.000 trẻ đã khỏi bệnh và hiện khoảng 2.800 bệnh nhi đang điều trị.
Theo BS Hưng dịch Covid-19 đã khiến 13 trẻ em tử vong, tỷ lệ trẻ em tử vong là 0,1% so với tổng số ca tử vong của toàn thành phố. Trong 13 nạn nhân này, đại diện Sở Y tế cho biết có nhiều trường hợp trẻ mắc các bệnh lý nền.
Gần 250 trẻ rơi vào cảnh mồ côi
Cũng trong ngày 8/9, tại hội nghị trực tuyến về bảo vệ, chăm sóc trẻ em ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thông tin, dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng nhiều người, khiến hàng trăm trẻ em vào cảnh mồ côi. Riêng tại TP. HCM, trong đợt dịch lần thứ 4 đã có gần 250 trẻ em mồ côi cha mẹ.
Dịch bệnh cũng lây lan vào 7/39 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn TP. HCM, tại các cơ sở này tập trung nhiều trẻ em có sức khỏe yếu, khuyết tật, mắc bệnh nền, nên đe doạ đến tính mạng của trẻ. Nguy cơ lây lan và biến các cơ sở này thành các điểm nóng dịch bệnh rất cao, nguồn tin từ VnExpress.
Chưa dừng lại ở đó, đại dịch Covid-19 không chỉ đe doạ tới sức khoẻ, tính mạng của trẻ em, nhiều trẻ em trong các khu cách ly, phong toả bị tách khỏi bố mẹ, người thân… đã ảnh hưởng cả tới tâm lý, tâm thần của trẻ em.
Cũng vì dịch bệnh, các em phải học trực tuyến dẫn đến đến việc tiếp cận kiến thức của các em không đồng đều, nhiều trẻ em khó khăn không đủ điều kiện để sắm trang thiết bị công nghệ học tập. Ước tính có 4,4 triệu trẻ em bị gián đoạn giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, trẻ em ở nhà, trong các khu cách ly tập trung cũng đối mặt nhiều nguy cơ gia tăng xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích.
Liên quan đến vấn đề này, một số chuyên gia chia sẻ các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm hơn tới trẻ, hướng dẫn con học, chia sẻ trò chuyện với trẻ, giúp con kết nói với bạn bè trong thời gian giãn cách, tránh tình trạng để trẻ thụ động, sử dụng điện thoại quá nhiều.