Lúc nhập viện, các bác sĩ phát hiện trên người nạn nhân có mùi xăng, đặc biệt có một lượng lớn khói tràn vào phổi.
- Sập cổng trường, hai trẻ mầm non thương vong
- Clip: Người phụ nữ cặm cụi nhặt từng hạt gạo rơi giữa đường khiến nhiều người xót xa
- Video: Giận chồng, vợ đem con cá rồng được đồn có giá gần 7 tỷ đồng chiên giòn
Liên quan đến vụ điện thoại phát nổ khiến học sinh tử vong khi học online, chiều ngày 15/10, trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, thông tin bác sĩ thì nguyên nhân cháu Q. mất tại bệnh viện có thể là do bỏng xăng, đặc biệt là có một lượng lớn khói tràn vào phổi gây ngạt.
“Khi phát hiện Q. bị lửa cháy bén vào người, chị gái của Q. đã vội đưa em trai vào nhà tắm dội nước để dập lửa nhưng ngọn lửa vẫn bùng cháy mạnh”, ông Hoàn nói và cho biết, bố Q. cũng xác nhận có dự trữ một ít xăng trong nhà.
Ông Hoàn cho biết thêm, theo thời khóa biểu ngày 14/10 của cháu Q., 3 tiết học (2 tiết Toán, 1 tiết Tiếng Việt) thì không có tiết nào là tiết thực hành và cũng không yêu cầu học sinh phải mang xăng ra thực hành. Cô giáo cho biết, trong tiết đầu tiên, khi gọi thì học sinh này vẫn trả lời.
Tuy nhiên, nhà chức trách địa phương xác nhận, nguyên nhân cuối cùng vẫn phải đợi cơ quan chức năng làm rõ.
Như Thanh Niên đã đưa tin, chiều 14/10, trong thời gian học trực tuyến tại nhà, ca từ 15-17h, thì điện thoại phát nổ khiến em N.V.Q (lớp 5, Trường Tiểu học Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tử vong.
Kết quả khám nghiệm ban đầu xác định, chiếc điện thoại phát nổ khi đang cắm sạc thuộc dòng máy Samsung J6 plus, màu đen, được mua từ năm 2017.
Nổ điện thoại dẫn đến người dùng tử vong thì trách nhiêm thuộc về ai?
Trao đổi với VietNamNet, Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp) cho hay, nguyên nhân khiến cháu bé tử vong là vấn đề quan trọng để quyết định đến câu chuyện trách nhiệm pháp lý trong vụ việc này. Nếu nguyên nhân tử vong là do nổ điện thoại thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ vụ nổ là do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất, do nguồn điện hay do việc sử dụng không đúng quy cách, không tuân thủ các nguyên tắc an toàn.
Nếu điện thoại đang sử dụng đúng quy cách, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất mà điện thoại phát nổ hoặc truyền điện ra ngoài dẫn đến điện giật khiến nạn nhân tử vong thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại.
Nếu nguyên nhân tử vong do lỗi của người sử dụng, sử dụng thiết bị không đảm bảo an toàn, không đúng quy cách, vi phạm các khuyến cáo của nhà sản xuất như vừa sử dụng vừa sạc điện, tự ý sửa chữa, gắn thêm thiệt bị không đúng thiết kế… không tuân thủ khuyến cáo khác của nhà sản xuất, không còn bảo hành thì nhà sản xuất không phải chịu trách nhiệm, mọi thiệt hại đều do người sử dụng phải chịu trách nhiệm.
Trường hợp lỗi do người sử dụng mà người sử dụng lại là trẻ em, chưa có hiểu biết về khoa học, công nghệ thì thấy có phần trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc hướng dẫn cách thức sử dụng các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động học online.