Dưới bão chỉ trích của các quốc gia trên thế giới, Trung Quốc đã đổi tên Viện Khổng Tử để nó có một vỏ bọc mới. Đó là Trung tâm giáo dục và ngôn ngữ. Các Trung tâm này có rất nhiều đặc quyền như xâm phạm quyền giáo viên; kiểm duyệt các chủ đề nhạy cảm của Bắc Kinh tại các Trường Đại học ở nước ngoài, theo The Epoch Times.
Tóm tắt nội dung
Các quốc gia đóng cửa hàng loạt Viện Khổng Tử
Thực chất những trung tâm giáo dục này đóng vai trò như những phương tiện tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Điều này gây nguy hiểm cho tự do học thuật và tính liêm chính.
Theo báo cáo tháng 9 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Trường Quân sự Pháp, ĐCSTQ đã tài trợ hào phóng cho các trường Đại học để họ cho phép mở các viện Khổng Tử tại đó. Các viện này sẽ thúc đẩy kiểm duyệt các trường Đại học nước chủ nhà; đồng thời tuyên truyền đường lối của ĐCSTQ cho sinh viên nước ngoài. ĐCSTQ hứng “bão” chỉ trích trích ngày càng tăng từ các quan chức, nhà nghiên cứu phương Tây và công chúng; nên nhiều trường Đại học trên thế giới đã đóng cửa các Viện Khổng Tử.
Mục tiêu của ĐCSTQ là thành lập 1.000 viện trên toàn thế giới vào năm 2020. Tuy nhiên, theo báo cáo của Pháp; kể từ năm 2018 Bắc Kinh đã không cập nhật tổng số viện trên toàn thế giới. Con số này vẫn ở mức 541.
Đổi tên Viện Khổng Tử: Bình mới rượu cũ
ĐCSTQ đã thực hiện một chiến dịch đổi thương hiệu để “che giấu” mối liên hệ của viện với Bắc Kinh. Với “vỏ bọc” mới, các trường học đang áp dụng các chương trình học tiếng Trung sử dụng sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên và thậm chí cả nguồn tài trợ từ Bắc Kinh.
Tháng 7/2020, ĐCSTQ đã đổi tên tổ chức Hán Biện (cơ quan quản lý các viện Khổng Tử) thành Trung tâm Giáo dục và Hợp tác Ngôn ngữ (CLEC). Đây là một cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc; được giám sát bởi Ban Tuyên giáo Trung ương của ĐCSTQ.
Tháng 8/2021, một báo cáo có tiêu đề “Chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc” được xuất bản bởi Viện An ninh Hoa Kỳ cho biết, các Viện Khổng Tử cũng đang đổi tên mình thành “Mạng lưới đối tác ngôn ngữ tiếng Trung của Hiệp hội Châu Á”. Báo cáo cho biết, sự thay đổi diễn ra vào khoảng tháng 9/2020 với sự hợp tác của Hiệp hội Châu Á phi lợi nhuận có trụ sở tại New York.
ĐCSTQ kiểm duyệt các Trường Đại học trên thế giới
Theo tổ chức tư vấn của Pháp, ĐCSTQ đã tài trợ cho các trường Đại học nước ngoài; kinh phí hàng năm đến vài triệu USD để thành lập các Viện Khổng Tử.
Để tránh mất lòng Bắc Kinh, các trường Đại học đã bắt đầu tự kiểm duyệt, tránh xa việc nghiên cứu và thảo luận về các chủ đề bị ĐCSTQ coi là cấm kỵ, gồm: Tây Tạng, Đài Loan và Pháp Luân Công. Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện thuộc trường phái của Phật Gia, bị bức hại nghiêm trọng tại Trung Quốc từ năm 1999 đến nay.
Năm 2008, Đại học Tel Aviv ở Israel đã đóng cửa một triển lãm nghệ thuật mô tả cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nguyên nhân là vì lãnh sự quán Trung Quốc đã đe dọa ngừng tài trợ cho trường đại học này.
Năm 2009, Đại học Bang North Carolina (Mỹ) đã hủy chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng. Lý do làgiám đốc Trung Quốc của Viện Khổng Tử đã cảnh báo rằng việc tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma sẽ “làm tổn thương” mối quan hệ với Bắc Kinh.
Năm 2013, Đại học Sydney (Úc) đã hủy bỏ chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma. Lý do cũng là để duy trì mối quan hệ của trường này với Bắc Kinh và nguồn tài trợ của Viện Khổng Tử.
Năm 2014, tại một hội nghị do Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc châu Âu tổ chức ở Bồ Đào Nha, Tổng giám đốc Hán Biện đã ra lệnh cho nhân viên tịch thu và xé bỏ các tài liệu của một nhà tài trợ khác của Đài Loan.
Năm 2018, bộ phim “Mạo danh Khổng Tử” tại Đại học Victoria ở Melbourne (Úc) bị hủy bỏ đột ngột theo yêu cầu Giám đốc người Trung Quốc tại Viện Khổng Tử của Trường. Đó là một bộ phim tài liệu phơi bày việc ĐCSTQ sử dụng các Viện Khổng Tử để mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài.
Xâm phạm Quyền của Giáo viên
Năm 2017, Hiệp hội Học giả Quốc gia (NAS) xuất bản báo cáo “Gia công cho Trung Quốc”. Báo cáo kết luận ĐCSTQ có hành vi xâm phạm “quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng tôn giáo” giáo viên.
Báo cáo cho thấy, Hán Biện đưa ra các tiêu chí, quy định đối với giáo viên; trong đó có việc “không tham gia Pháp Luân Công”. Đây là một chi tiết được coi là phân biệt đối xử nhắm vào Pháp Luân Công. Năm 2011, một giáo viên người Trung Quốc ở Canada cũng tập Pháp Luân Công đã đứng ra tiết lộ thông tin về tình trạng phân biệt đối xử này. Vụ việc làm dấy lên mối nghi ngờ về Viện Khổng Tự. Sau đó trang web của Hán Biện (phiên bản tiếng Anh) đã loại bỏ yêu cầu “không tham gia Pháp Luân Công” trong tiêu chí tuyển giáo viên.
Theo báo cáo của NAS, các tiêu chí khác mà Hán Biện đưa ra còn có “trình độ chính trị và chuyên môn tốt”. Một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc đào tẩu sang Úc tiết lộ; trình độ chính trị tốt có nghĩa là “mãi mãi trung thành với ĐCSTQ”.
Viện Khổng Tử đặt ra những thách thức khác đối với các trường đại học; bao gồm cả việc ngăn cản các cuộc thảo luận và tự do tranh luận học thuật.
Giáo sư Christopher Hughes, chuyên gia về Trung Quốc tại Trường Kinh tế London, viết trong một bài báo năm 2014: “Các học giả cảm thấy không thể làm việc trong một trường đại học không tôn trọng các tiêu chuẩn chuyên môn của họ, bị tẩy chay, loại khỏi trường và bị từ chối thăng tiến”.