Pháp Luân Công yêu cầu không sát sinh, càng không thể giết người; nhưng vẫn có tin đồn ngược lại. Những tin đồn đó bắt nguồn từ đâu? Chúng có thật hay không?

Trên một số trang mạng tiếng Việt, có bài đưa tin như thể Pháp Luân Công giết người, hại mệnh. Thoạt nghe có thể khiến một số người khiếp sợ, không muốn tìm hiểu thêm; vì thế không biết rằng Pháp Luân Công được yêu mến tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Pháp Luân Công còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp; là một môn tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Người tập áp dụng tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn vào cuộc sống hàng ngày; và luyện tập 5 bài công pháp nhẹ nhàng, thiền định.

Việc tu luyện Pháp Luân Công là tự nguyện, miễn phí. Thường thì người này tập thấy hiệu quả tốt; nên bảo người thân, bạn bè cùng tập. Cũng có những học viên chia sẻ trải nghiệm của mình trên các mạng xã hội về môn này. Những bài chia sẻ như vậy đã giúp ích cho rất nhiều người biết đến lợi ích của Pháp Luân Công; từ đó có thể tự mình tập luyện theo video hướng dẫn trên trên trang Phapluan.org.

Lời đồn Pháp Luân Công giết người xuất phát từ đâu?

Khi tìm hiểu sâu hơn thì có thể thấy lời đồn “Pháp Luân Công giết người” chủ yếu đến từ tuyên truyền của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc. Trong số hơn 100 quốc gia có học viên Pháp Luân Công, chỉ riêng chính quyền Trung Quốc đàn áp và bôi nhọ môn này từ năm 1999 đến nay.

Vụ tự thiêu giả ở Quảng trường Thiên An Môn 2001

Một số vụ việc tuyên truyền thường thấy là vụ tự thiêu giả mạo ở Quảng trường Thiên An Môn năm 2001. Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã phân tích các video về vụ việc và kết luận vụ tự thiêu là giả mạo, do chính quyền Trung Quốc dàn dựng nhằm vu khống Pháp Luân Công.

Vụ tự thiêu giả ở Quảng trường Thiên An Môn 2001, giết người, tự sát, 
Vụ án đổ bê tông Pháp luân công.
Chính quyền Trung Quốc lan truyền các thông tin giả mạo cáo buộc học viên Pháp Luân Công giết người, tự sát, từ đó lấy cớ đàn áp Pháp Luân Công. Trong vụ tự thiêu giả mạo tại Quảng trường Thiên An Môn năm 2001, người đàn ông (bên phải) không ngồi đúng tư thế thiền của Pháp Luân Công. Bên trái là một học viên Pháp Luân Công ngồi thiền gần cầu cảng Sydney, Australia (ảnh: Falundafa Information Center).

Nói về vụ việc này, nhà báo điều tra Danny Schechter cho biết: “Tôi thấy nó cực kỳ đáng ngờ; nếu không muốn nói là hoàn toàn giả mạo. Họ tạo ra những vụ việc đó; sau đó chỉ vào chúng, sử dụng chúng làm ví dụ cho mục đích tuyên truyền. Trong trường hợp này có những phóng viên đã chất vấn về toàn bộ vở kịch; họ có mặt ở Trung Quốc và hoài nghi về toàn bộ vụ việc; họ đã chứng tỏ nó hoàn toàn là dàn dựng và giả mạo”.

Vụ Trần Minh Minh 2017

Một trường hợp khác mà các bài tuyên truyền của Bắc Kinh thường đề cập; đó là vụ án Trần Minh Minh năm 2017. Minh từng nộp đơn xin tị nạn tại Mỹ vào năm 2009; với danh nghĩa là học viên Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc.

Hoa Kỳ có chính sách tiếp nhận học viên Pháp Luân Công bị đàn áp; nhưng đã từ chối đơn xin tị nạn của Minh. Các học viên Pháp Luân Công tại Mỹ nói họ không biết Minh có tập môn này hay không.

Nhưng khi xảy ra vụ Trần Minh Minh ngộ sát con gái vào năm 2017; một số tờ báo tiếng Việt lập tức đưa tin đó là “học viên Pháp Luân Công giết người”. Điều này vừa khớp “trùng hợp” với các bài tuyên truyền của báo nhà nước Trung Quốc.

Vụ án thi thể trong thùng bê tông tại Bình Dương năm 2019

Tại Việt Nam, trong vụ án xác người trong bê tông ở Bình Dương năm 2019; ban đầu một số tờ báo đề cập rằng nghi phạm tập Pháp Luân Công. Về sau, các bài báo đã sửa đổi, không đề cập đến Pháp Luân Công.

Bị cáo Phạm Thị Thiên Hà cũng nêu rõ hành động của cô không liên quan gì đến Pháp Luân Công. Nhưng cách đưa tin ban đầu của một số tờ báo đã khiến không ít độc giả hiểu nhầm rằng vụ việc này có liên quan đến Pháp Luân Công.

Các bài giảng trong Pháp Luân Công có dạy giết người không?

Khi tìm hiểu về các bài giảng trong Pháp Luân Đại Pháp, có thể thấy môn này hướng dẫn người tập sống theo Chân – Thiện – Nhẫn; không được sát sinh, càng không được giết người; kể cả tự giết mình cũng chính là sát sinh.

Bác sĩ Nguyễn Thu Vệ: Pháp Luân Công giảng không được sát sinh

Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thu Vệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Nam Thăng Long (nay là Bệnh viện Nam Thăng Long) và cũng là một học viên Pháp Luân Công cho biết: “Ai đã là tu luyện Pháp Luân Công này thì tuyệt đối không sát sinh. Mà đã là không sát sinh, thì chuyện này hoàn toàn không có. Thế cho nên là mọi người nghe những thông tin thì phải biết được nó là như thế nào. Chứ trong sách Sư Phụ nói hoàn toàn những người tu luyện không được sát sinh; mà nhất là giết người thì càng không thể, kể cả động vật.”

Học viên Pháp Luân Công không sát sinh, vì sao có tin đồn giết người? Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thu Vệ.
Pháp Luân Công giảng không sát sinh, càng không thể giết người, theo bác sĩ – Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thu Vệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Nam Thăng Long (nay là Bệnh viện Nam Thăng Long).

Học viên Australia: Học viên Pháp Luân Công không giết người

“Tôi biết và bất cứ ai đọc sách của Pháp Luân Công cũng đều biết học viên Pháp Luân Công không tự sát và cũng không giết người. Lời tuyên truyền rõ ràng là dối trá. Nhưng vấn đề là những người chưa từng đọc sách của Pháp Luân Công, họ không biết điều đó”; cô Kay Rubacek, một học viên Pháp Luân Công người Australia nói trong phim tài liệu The Journey To Tiananmen (Hành trình tới Thiên An Môn).

Các bài giảng trong Pháp Luân Công có dạy giết người không? Cô Kay Rubacek, học viên Pháp Luân Công Australia.
Cô Kay Rubacek, học viên Pháp Luân Công Australia, cho biết môn này yêu cầu không sát sinh, không giết người, không tự sát (ảnh chụp từ video).

Tin đồn “Pháp Luân Công giết người” có thật không?

Việt Nam đang đứng cùng phía với đa số các nước mà người dân có thể công khai tập luyện Pháp Luân Công. Dù vậy, ở Việt Nam vẫn có những tin đồn bôi nhọ Pháp Luân Công giết người. Đó là một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng tuyên truyền từ Trung Quốc. Báo cáo năm 2002 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết Trung Quốc gây sức ép với các nước nhằm yêu cầu các nước áp dụng các chính sách đàn áp Pháp Luân Công.

Những tin đồn như vậy khiến không ít người hễ nghe đến Pháp Luân Công là không muốn nghe. Điều này rất giống với phản ứng của người Trung Quốc.

“Họ rất sốc. Họ luôn choáng váng và kinh ngạc”, anh Zenon Dolnyckyj, một huấn luyện viên thể hình người Canada nói về du khách Trung Quốc khi họ biết anh là một học viên Pháp Luân Công.

Thấy Tây tập nhiều, mới biết sự thật

Rất nhiều người khi ra nước ngoài, nhìn thấy nhiều người phương Tây tập Pháp Luân Công; họ mới biết rằng những lời tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công là giả mạo.

Trần Hải Uyên, một cô gái trẻ người Việt Nam cũng từng nghi ngại khi nghe tin đồn về Pháp Luân Công. Đến khi cô sang Đức, thấy “Tây nó tập nhiều”, nên cô cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Học viên Pháp Luân Công không sát sinh, vì sao có tin đồn giết người? Trần Hải Uyên, tin đồn về Pháp Luân Công.
Trần Hải Uyên từng nghi ngại khi nghe tin đồn về Pháp Luân Công. Nhưng khi thấy nhiều học viên nước ngoài, cô cũng bước vào tập Pháp Luân Công (ảnh: Facebook của Hải Uyên).

Vì vậy, khi nghe những lời đồn như “Pháp Luân Công giết người”; bạn đọc có thể ngẫm xem đó có phải là tuyên truyền từ Bắc Kinh hay không; liệu môn môn này có thực sự như vậy không?

Từ Khóa: