Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: Liệu với khẩu phần ăn chỉ có vài miếng chả cá là món chính, vậy có đủ chất dinh dưỡng cho các em?
- Hà Nội: Kẹt trong thang máy tầng 7, cô gái trẻ rơi xuống hầm tử vong
- Nữ bệnh nhân 50 tuổi tử vong sau 3 ngày hút mỡ bụng
- Thu hồi lô gạo ST25 tại Bỉ vì chứa lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng
Tin từ Người Lao Động, ngày 21/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản trả lời phụ huynh về đề nghị xác minh thông tin bữa ăn bán trú tại Trường Tiểu học Xuân Phú (TP. Huế).
Trước đó, phụ huynh đã chụp lại bữa ăn bán trú dành cho học sinh lớp 2 tại Trường Tiểu học Xuân Phú và gửi tới Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên – Huế, đề nghị ngành giáo dục có câu trả lời rằng: “Suất ăn trưa của học sinh lớp 2 vào thứ 4 (ngày 13/10) đã đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi các cháu chưa”?.
Qua hình ảnh phụ huynh chụp lại cho thấy khay thức ăn của học sinh có vài miếng chả cá, một ít giá xào và một bát canh “mênh mông” nước.
Sự việc được đăng tải lên một số Fanpage và nhận được nhiều quan tâm của phụ huynh.
Giải thích về khẩu phần ăn trên phòng GD-ĐT TP Huế cho biết, hiện nay Trường Tiểu học Xuân Phú đang thu tiền ăn bán trú 22.000 đồng/ngày/học sinh, trong đó 5.000 đồng uống sữa buổi chiều, ăn trưa 16.000 đồng và 1.000 tiền gas.
Thực đơn khẩu phần ăn của các em được chia theo bữa ăn dinh dưỡng học đường gồm 3 món mỗi bữa là món mặn, xào và canh. Trong đó thứ 4 hàng tuần sẽ có chả cá thát lát chiên, giá xào thịt nạc và canh bí đao nấu tôm.
Phòng GD-ĐT TP Huế nói rằng “nhìn lượng thức ăn có thể thấy không nhiều nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nguyên nhân là do chả cá thát lát khá đắt, tất cả các món cá đều được rút xương, thịt được cắt nhỏ món xào được nấu chín tới để đảm bảo cho các em dễ ăn. Vậy nên, nhà trường sẽ đổi món cá thát lát của ngày thứ 4 hàng tuần sang món khác để khẩu phần ăn được đảm bảo cả chất lượng lẫn số lượng hơn”.…”, theo SOHA.
Hiện tại, với những lời giải thích từ phía đại diện Phòng GD&ĐT TP Huế vẫn còn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng.