Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton đã lên tiếng ủng hộ quyết định của chính phủ liên bang khi cùng các đồng minh tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Ông cho rằng không thể làm ngơ trước tình trạng lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, theo The Epoch Times.
Úc tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh
Bộ trưởng Quốc phòng Dutton cho hay Úc muốn chính quyền Trung Quốc tuân thủ “các quyền cơ bản của con người”.
“Tôi không nghĩ mọi người có thể nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ”, ông Dutton nói trong chương trình Nine’s Today hôm 10/12.
Thủ tướng Úc quyết định tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 ngay sau khi Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ không cử bất kỳ đại diện nào đến Bắc Kinh vào tháng 2/2022. Tiếp nối Úc, Canada và Anh cũng tham gia tẩy chay.
Bộ trưởng Úc lo ngại về sự “biến mất” của ngôi sao quần vợt Trung Quốc Bành Soái khi cô tố cáo bị cựu phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ tấn công tình dục. Vụ việc đã thu hút sự chú ý của về nạn lạm dụng [tình dục] trong chế độ ĐCSTQ.
“Mọi người vô cùng lo lắng khi một ngôi sao quần vợt nữ quốc tế tuyên bố đã bị tấn công tình dục và cưỡng hiếp, tài khoản mạng xã hội của cô ấy bị xóa – bị quản thúc tại gia và nói những lời theo kịch bản”, ông Dutton nói .
Gần đây, Hiệp hội quần vợt nữ đã thông báo họ sẽ không tổ chức bất kỳ giải đấu nào ở Trung Quốc vào năm 2022 do vụ tấn công tình dục Bành Soái.
“Tôi không thể yêu cầu các vận động viên thi đấu ở đó khi Bành Soái không được phép giao tiếp tự do và dường như đã bị gây áp lực để phản bác cáo buộc tấn công tình dục của chính mình”, Giám đốc điều hành của WTA, Steve Simon cho biết hôm 1/12.
Úc, Mỹ cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền
Thủ tướng Úc Morrison cũng trích dẫn các hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực phía đông Tân Cương, liên quan đến lao động cưỡng bức, và một số hành vi tàn bạo khác.
Nghị sĩ Đảng Tự do Tây Úc (WA) Neil Thomson – Bộ trưởng Kế hoạch của bang, đã công khai kêu gọi một cuộc điều tra hợp đồng xe lửa trị giá 1,3 tỷ USD của chính phủ Tây Úc với công ty Pháp Alstom Global, mà một nửa nguồn cung ứng của nó đến từ công ty KTK của Trung Quốc (chuyên sản xuất thiết bị cho tàu cao tốc). KTK được cho là có mối liên hệ với lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ.
Bộ trưởng Giao thông Tây Úc Rita Saffioti nói với The Epoch Times rằng chính phủ dựa vào sự đảm bảo từ Alstom rằng không có lao động cưỡng bức và bóc lột nào trong chuỗi cung ứng của họ.
Trước đó, chính phủ Hoa Kỳ đã cáo buộc tập đoàn KTK có liên quan đến vi phạm nhân quyền; bao gồm “đàn áp, giam giữ tùy tiện hàng loạt, lao động cưỡng bức và giám sát công nghệ cao” đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở Trung Quốc.
Lãnh đạo Công đảng Úc Anthony Albanese tuyên bố: “Chúng tôi ủng hộ lời kêu gọi của Chính phủ quốc gia tẩy chay ngoại giao. Hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và các vấn đề khác bao gồm cả Hồng Kông, không tôn trọng các thỏa thuận đã thông qua ở Hồng Kông, điều đó có nghĩa cần phải thực hiện một hành động tương xứng để gửi một thông điệp về nhân quyền”.