Muốn ra ngoài nhưng cánh cổng đang đóng, loay hoay một hồi thì chú ngựa bạch cũng tự mở được cánh cổng để đi chơi.
- Video: Thanh niên đi môtô mở đường cho đoàn xe cấp cứu từ thiện
- Video: Con vịt gan dạ đứng hiên ngang húc nhau với chú bò
Tóm tắt nội dung
Video chú ngựa bạch tự mở cổng đi chơi
Nguồn video: pinterest.com.
‘Tái ông thất mã’, hoạ phúc biết đâu mà lường!
Sách Hoài Nam Tử có ghi chép chuyện như sau: Một ông lão ở gần biên giới với nước Hồ, sở hữu một con ngựa. Một hôm con trai của ông lão dẫn ngựa đến gần biên giới để ăn cỏ. Vì lơ đễnh nên con ngựa chạy sang nước Hồ rồi mất hút. Hàng xóm biết tin đã đến chia buồn cùng ông lão…
Phúc – Họa khôn lường…
Ông lão là người hiểu đời nên điềm nhiên: “Biết đâu con ngựa đó sẽ mang lại cho tôi những điều tốt đẹp”.
Vài tháng sau, con ngựa ấy đã quay trở về; nó dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Hàng xóm nghe tin liền đến chúc mừng ông cụ; đồng thời nhắc lại lời ông cụ đã nói trước đây.
Ông lão có vẻ không vui, nói: “Có thể con ngựa nước Hồ này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”.
Con trai của ông lão vốn rất thích cưỡi ngựa. Khi thấy con ngựa nước Hồ cao to, khỏe mạnh, cậu ta rất thích, bèn nhảy lên lưng nó cưỡi. Con ngựa này không được thuần hóa nên nó nhảy loạn lên. Một lần, con trai của ông lão không cẩn thận nên ngã ngựa, gãy xương đùi, què chân, tàn phế.
Trong họa có phúc…
Hàng xóm chạy đến chia buồn với ông lão, không ngờ con ngựa này lại gây tai họa cho con ông lão thật.
Ông lão bình tĩnh nói: “Xin đừng lo lắng cho tôi, con trai tôi bị ngã và gãy chân, mặc dù điều đó là không may, nhưng có thể nhờ tai họa này, nó sẽ được phúc”.
Một năm sau, nước Hồ đưa quân sang xâm lược Trung Nguyên. Những thanh niên vùng biên giới đã phải tòng quân đánh đuổi giặc Hồ. Lính nước Hồ thiện chiến, đánh tan quân mới chiêu mộ, trai tráng đều chết trận, nhưng con trai của ông cụ được miễn đi nghĩa vụ vì bị què chân nên sống sót.
Sau khi kể câu chuyện trên, sách Hoài Nam Tử đưa ra luận điểm: Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa – Phúc sơn luân chuyển và tương sinh. Sự thay đổi đó không thể nhìn thấy được, chúng ta chỉ nhìn thấy hậu quả của nó.
Cũng trong điển tích ấy, người đời sau có câu thành ngữ: “Tái ông thất mã, an tri họa phúc”. Nghĩa là: Câu chuyện ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.
Hai điều họa – phúc cứ xoay vần với nhau, khó mà lường trước được. Vậy nên khi gặp phúc, chớ vui quá mà quên đề phòng tai họa sẽ ập đến. Khi gặp tai ương, không nên quá buồn phiền, đau đớn mà tổn hại tinh thần.
Sống ở trên đời, hết may tới rủi, hết rủi lại tới ma. Thế nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống vậy.