Sự cố trên xảy ra với chuyến bay VN1823 (dòng máy bay A321) của Hãng Vietnam Airlines đi từ Tân Sơn Nhất đến Phú Quốc ngày 17/4.
- Indonesia cấm xuất khẩu dầu ăn, Bộ Công thương ra khuyến cáo
- Lâm Đồng: Lốc xoáy càn quét, làm tốc mái phòng học, 3 học sinh bị thương
- Nổi bật trong tuần: Cấm du lịch ở đảo đẹp bậc nhất Khánh Hòa; Giá nhà ở Việt Nam cao gấp 20 lần thu nhập
Zing đưa tin, khi máy bay hạ cánh tại Phú Quốc, nhân viên kỹ thuật đã phát hiện một số vết lõm tại phần sau thân máy bay với kích thước vượt quá giới hạn cho phép theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Một vết lõm dài 67cm, rộng 50cm và sâu 1cm, vết còn lại có kích cỡ tương tự. Ngoài ra, phần vỏ miệng hút khí động cơ phụ bị một số vết rạn tại phần góc. Với hỏng hóc vượt giới hạn cho phép, máy bay phải tạm dừng hoạt động để đánh giá, sửa chữa.
Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, trước khi thực hiện chuyến bay, máy bay được bảo dưỡng phần đuôi với sự hỗ trợ của xe nâng đêm 16/4 tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Nhân viên vận hành xe nâng khi thực hiện thao tác rút phương tiện ra khỏi vị trí bảo dưỡng đã vận hành không đúng quy trình, dẫn đến tấm chắn an toàn trên sàn xe nâng va chạm vào máy bay và gây ra lõm, móp phần vỏ.
Đáng chú ý, nhân viên kỹ thuật và phi công thực hiện kiểm tra trước chuyến bay không phát hiện ra hỏng hóc này.
Theo Thanh Niên, sự cố uy hiếp an toàn cao (mức C) trong 5 mức an toàn hàng không, Cục Hàng không Việt Nam đã thành lập tổ điều tra nguyên nhân.
Vietnam Airlines cho biết, sự việc được hãng đánh giá là rất nghiêm trọng. Trước mắt, nhân viên kỹ thuật thực hiện kiểm tra trước chuyến bay VN1823 đã bị rút Giấy phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay.
Trước đó năm 2029, máy bay Airbus A321 của Vietnam Airlines cũng bị móp mũi, hỏng radar thời tiết khi va chạm với chim ở vận tốc hơn 400km/h trong lúc chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.