Cơn mưa to khiến mực nước dâng cao, được dịp rất nhiều cá rô cũng tranh thủ lên bờ dạo chơi.
Tại nhiều vùng quê ở Việt Nam, người dân có thể dễ dàng bắt được cá rô đồng khi chúng nhảy lên bờ sau những cơn mưa rào.
Rất nhiều cá lên bờ sau mỗi trận mưa lớn, lên cạn được cho là cách cá rô đồng thực hiện bản năng duy trì nòi giống, đi tìm vùng nước sâu hơn để đẻ trứng.
Nhiều độc giả xôn xao bình luận về ký ức ở miền quê yên bình của mình sau khi xem video:
“Hồi nhỏ mưa lớn ra đứng đầu mương ao chờ cá xót mắt rô rốc lên là bắt mỗi lần bắt như vậy cả xô”
”Cá rô ngược nước ở cơn mưa đầu mùa là những con cá rô cái mang trứng tìm chỗ đẻ”.
“Hà Nội những năm 80-90, sau mưa rào cá rô rạch hàng đàn ở lề đường, tôm tép bám chíu chít các bờ ao. Giờ thì hết cảnh đó rồi. Ao hồ bị lấp, môi trường nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng”.
“Kiểu nó rất miền tây , ngày xưa quê tôi cũng có nhưng nó lội qua đường bờ ruộng chứ k lên tận nhà thế này”.
Video ghi lại khoảnh khắc đàn cá đua nhau lên bờ
Vì sao loài cá rô đồng có thể sống sót khi lên cạn?
Theo chuyên trang tư vấn môi trường và thủy sản Fishbio, cá rô đồng có khả năng sống sót thần kỳ khi rời khỏi môi trường nước nhờ vào cơ quan hô hấp phụ đặc biệt nằm ngay phía trên mang.
Cơ quan phức tạp này bao gồm nhiều mạch máu cuộn lại thành nếp gấp để tối đa hóa diện tích bề mặt, giúp cá giữ lại lượng oxy chúng đã lấy được khi còn ở dưới mặt nước.
Ngoài ra, cá rô đồng còn có vây bụng cứng cùng nhiều gai sắc giúp chúng di chuyển giật cục khi ở trên cạn (trong điều kiện ẩm ướt).