Xăng tăng giá ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên vẫn có những câu chuyện tử tế làm “dịu” đi sức “nóng” của xăng dầu.
Tóm tắt nội dung
Người giao hàng trung thực
Câu chuyện đầu tiên, người giao hàng tên là Vương Văn Ân – anh đã trả lại số tiền 385 triệu đồng do người mua hàng là chị Hải Miên quê ở Bình Thạnh lỡ tay chuyển nhầm. Giữa cơn bão tăng giá xăng, cộng đồng được biết đến việc làm tử tế như thế này, chẳng khác gì gặp được một cơn mưa giữa ngày hè nóng nực.
Chị Hải Miên xúc động bộc bạch: “Cái shipper trả lại cho tôi không chỉ là tiền mà còn là niềm tin vào sự trung thực, tốt đẹp của con người vốn rất thường bị mang tiếng oan trong thời đại lòng tham và cái xấu lên ngôi này”.
Cộng đồng góp tiền giúp anh shipper bị cướp
Trưa ngày 11/7 vừa qua, anh Nguyễn Khánh Duy – nhân viên giao hàng của một sàn thương mại điện tử, trong khi đang giao hàng cho khách ở hẻm 133 Võ Duy Ninh, phường 22, Q. Bình Thạnh, anh bị kẻ gian lấy mất xe và phóng đi cùng hàng hóa trên đó. Nhưng may mắn cho anh, hàng chục nhà hảo tâm trong trong khu vực đã quyên góp cho anh 85 triệu đồng để anh mua một chiếc xe máy mới và đền bù số hàng bị cướp.
Cầm số tiền trong tay anh vô cùng xúc động: “Tôi vô cùng biết ơn. Giờ tôi chỉ mong được tiếp tục đi làm nuôi gia đình và giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn”
85 triệu đồng là một số tiền lớn, nhưng hơn cả đó là tinh thần tương trợ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn của người dân Bình Thạnh. Thời điểm này, hầu hết mọi người đều đang gặp khó khăn, nhưng chứng kiến cảnh anh shiper mất hết cả chì lẫn chài, không ai không thương xót.
Sau khi được nhận sự trợ giúp từ các Mạnh Thường Quân, anh Duy không chỉ vượt qua được khó khăn trước mắt. Vô cùng xúc động trước những tấm lòng hảo tâm, anh hy vọng thân mình sau này cũng có khả năng giúp đỡ lại những người gặp hoàn cảnh tương tự.
Thứ anh mất là chiếc xe máy, nhưng điều anh nhận lại được thì quý giá hơn rất nhiều. Trong cảnh ngộ gần như bất lực, anh như tái sinh thêm lần nữa. Một chiếc xe máy mới hơn nữa và quan trọng, sự tử tế của mọi người khiến anh như trở thành một con người khác: anh sống với lòng biết ơn sâu sắc và sinh tâm muốn bản thân trong tương lai có thể giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.
Chú xe ôm sống tích cực
Chú Lâm chạy xe ôm bến xe Thái Bình tâm sự: Con trai chú cũng đang học đại học năm cuối, sau này chỉ cần nó ra trường có công ăn việc làm là chú mừng lắm. Đời chú vất vả, âu đó là số phận ông trời đã an bài, chú dốc sức làm việc, nuôi con mong thằng bé vượt lên khó khăn, học tập tốt, sau này đỡ khổ […] Ăn ở còn để phúc cho con cháu, lấy hơn lên của mấy đứa vài đồng làm gì. Giá xăng cũng đang giảm dần rồi.
Chú xe ôm mỉm cười nhận chở khách với giá cũ, trên đường đi, còn kể về con trai của mình với niềm vui phơi phới.
Chú xe ôm với mái tóc hoa râm, gương mặt có hằn những nét khắc khổ, có lẽ cuộc đời chú đã trải qua nhiều thăng trầm. Bây giờ đang “lạm phát” nhưng buồn bã liệu có ích gì? Chú coi những người trẻ tuổi như con cái của mình để đối đãi, vì thương mà không tăng thêm giá cước.
Mỗi người đi xe của chú, họ nhận được tình thương như với người thân thuộc và nguồn năng lực tích cực từ chú. Một ngày chú chở bao nhiêu khách tức là có bấy nhiêu người được chú chia sẻ niềm vui. Đôi khi không phải là tiền bạc, nụ cười thì miễn phí nhưng đó cũng là một vật phẩm quý giá.
Chủ quán ăn bình dân thấu hiểu và chia sẻ nỗi khổ với mọi người
Đối mặt với cơn bão tăng giá xăng, gas, chi phí đầu vào tăng cao, mọi người đều có lý do rất hợp lý để nâng giá thành sản phẩm. Nhưng với nhiều người – bản thân họ nhận cắt giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn với mọi người, cũng như để chính họ có thể duy trì hoạt động.
Ông Ngô Thanh Sơn – người bán thức ăn nhanh ở quận Thủ Đức chia sẻ: Chú bán hàng ở đây cũng năm năm rồi, nên bây giờ có lên (giá) cũng không được. Tại sao? Ai cũng khổ hết, công nhân thì cũng không có lên tiền lương. Vậy nên chú không bán lên được.
“Ai cũng khổ hết” – một câu khẳng định khiến chúng ta chìm vào nút lặng. Phật gia đã từng giảng: “đời là bể khổ” , hầu như mỗi người đều có thể kể ra rất nhiều nỗi khổ của bản thân họ. Là con người thì sinh ra đã khổ, lúc già yếu bệnh tật thân xác đau khổ. Những người yêu thương nhau mà phải chia ly thì trái tim họ đau khổ, người truy cầu danh lợi nhưng thời gian trôi đi tiền đồ vô vọng họ cũng vô cùng thống khổ…
Tuy nhiên, người thật sự thấu hiểu chữ “khổ”, thay vì than vãn cho số phận, thay vì suy nghĩ ích kỷ, họ biết đặt mình vào vị trí của người khác để đồng cảm với nỗi khổ của người ta. Chỉ có như vậy họ mới có thể chia sẻ nỗi vất vả với người khác.
Trong khó khăn họ vẫn có thể sẽ chịu thiệt thêm một chút, thì hẳn đó phải là một người lương thiện.
Kỳ thực, với mỗi thứ cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại những điều tương tự. Bởi “gieo nhân nào gặt quả nấy”, “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu” đó là đạo lý bất biến ở đời. Chẳng qua đôi khi “nhân quả đến muộn” nên chúng ta không thấy nó hiện hữu một cách rõ ràng. Cho đi lương thiện, điều chúng ta nhận được nhất định là điều tốt lành. Giá xăng tăng cao thì sẽ có ngày giảm xuống, hoặc giả không giảm nhiều, chúng ta vẫn sẽ có được hoàn cảnh sống phù hợp những giá trị mà mỗi người đã mang lại cho cuộc đời.
Có thể bạn quan tâm: