Quần đảo Solomon nhỏ bé ở Nam Thái Bình Dương ngày càng lún sâu hơn vào vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đối với những người lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, có thể thấy tình cảnh đáng báo động nhất đang diễn ra ở Quần đảo Solomon, theo Nikkei Asia.
Solomon ngày càng lún sâu vào bẫy nợ của Trung Quốc
Chính phủ Solomon đang xúc tiến khoản vay gần 100 triệu đô la từ Trung Quốc để tài trợ cho các tháp di động do Huawei cung cấp. Ảnh hưởng của Bắc Kinh trong chính phủ Solomon đã khiến người dân bất bình. Nhưng Thủ tướng Manasseh Sogavare đã ra lệnh trì hoãn cuộc bầu cử năm 2023 của đất nước, một biện pháp giúp ông tránh bị thất bại bằng lá phiếu của người dân.
Trước đó, thông tin về một thỏa thuận an ninh bí mật giữa chính phủ Sogavare và Bắc Kinh đã bị rò rỉ, làm dấy lên lo ngại rằng Solomon đang theo đuổi chủ nghĩa độc tài.
Các chính trị gia và người dân đã lên tiếng chỉ trích về các hợp đồng mà chính phủ Solomon trao cho các công ty Trung Quốc.
Ông Alexandre Dayant, giám đốc dự án và nhà nghiên cứu về kinh tế phát triển châu Á – Thái Bình Dương tại Viện Lowy, đã lưu ý trong chuyến đi năm 2019 tới thủ đô Honiara, rằng các chủ doanh nghiệp Trung Quốc thường ngồi ở các vị trí quyền lực trên các đường phố chính của thành phố.
Ông Dayant nói: “Bạn sẽ thấy người Trung Quốc ngồi trên chiếc ghế trọng tài tennis, thống trị các cửa hàng, sau đó bạn sẽ có những công nhân của Đảo Solomon ở các lối đi. Điều này đã tạo ra sự khác biệt giữa những người quản lý và chủ sở hữu người Trung Quốc, họ ngồi phía trên những người dân trên đảo Solomon.”
Solomon ngày càng giống “một tỉnh” của Trung Quốc
Kể từ khi có thông tin về thỏa thuận an ninh giữa hai nước, những người chỉ trích ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Solomon.
Celsus Irokwato Talifilu, cố vấn của tỉnh trưởng Malaita, Daniel Suidani, nói với tờ Guardian vào đầu năm nay: “Nỗi sợ hãi chính của tôi là [quân đội hoặc cảnh sát Trung Quốc] cho [Sogavare] nắm quyền trong một thời gian dài.”
Khi mối quan hệ với Trung Quốc thu hút sự chú ý từ cả trong nước lẫn thế giới, Thủ tướng Sogavare đã cố gắng dập tắt những lời chỉ trích. Điều này rất giống với những gì đang diễn ra tại Trung Quốc.
Hôm 25/8, chính phủ Solomon đe dọa sẽ chặn các nhà báo nước ngoài vào nước này nếu họ chỉ trích mối quan hệ của họ với Trung Quốc, ABC đưa tin.
Hôm 26/8, bà Georgina Kekea, chủ tịch Hiệp hội Truyền thông Quần đảo Solomon (SIBC), đã viết trên Twitter rằng giới truyền thông “làm công việc của mình một cách khá tự do” và bà “biết ơn” chính phủ vì điều này.
Nhưng bà Dorothy Wickham, biên tập viên và người sáng lập Mạng tin tức Melanesian, cho biết bà đã quan sát thấy sự xói mòn niềm tin của giới truyền thông đối với SIBC và các tờ báo địa phương của chính phủ Sogavare.
Ông Daniel Bastard, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, cho biết Quần đảo Solomon đã “biến từ một mô hình tự do báo chí trong khu vực” sang điều ngược lại chỉ trong vài tháng. Đài truyền hình công cộng được rút gọn thành “cơ quan ngôn luận của chính phủ”.
Những diễn biến tại Solomon là một hồi chuông cảnh báo về mức độ thâm nhập của Trung Quốc ở nước ngoài. Khi ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng lớn, người dân Solomon e ngại rằng đất nước của họ ngày càng giống như một tỉnh thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm: