Năm 2013 ông Tập Cận Bình kêu gọi các thủy thủ Trung Quốc “đóng những con tàu lớn hơn, đi xa hơn nữa và đánh bắt những con cá lớn hơn”. Bắc Kinh cho biết đội tàu đánh cá xa bờ của họ có số lượng khoảng 2.500 tàu. Nhưng một nghiên cứu tuyên bố rằng họ có thể có tới 17.000 tàu thuyền đi qua các đại dương trên thế giới. Những con tàu đánh bắt cá bất hợp pháp hiện diện ở Biển Đông và các khu vực khác không chỉ mục đích đánh cá.
- Tàu cá Trung Quốc đổ xô ra Biển Đông sau ‘lệnh cấm tự ban’ của Bắc Kinh
- Trung Quốc xây dựng ụ tàu mới ở Biển Đông nhằm tăng cường khống chế bằng quân sự
- Biển Đông: Mỹ muốn đối đầu tàu cá trái phép của Trung Quốc, ASEAN có nên cảnh giác?
Đội tàu đánh cá Trung Quốc có được những khoản trợ cấp khổng lồ của Chính phủ Trung Quốc. Lực lượng này hiện đang được triển khai trên gần như mọi đại dương trên thế giới; bao gồm trước ngưỡng cửa biển của Australia, với kế hoạch phát triển nghề cá mới do Trung Quốc tài trợ gần Đảo Daru (Papua New Guinea).
Tóm tắt nội dung
Trung Quốc là nước duy nhất về đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát trên diện rộng
Tác giả của của tạp chí Outlaw Ocean có tên là Ian Urbina đã dành nhiều năm để viết về đánh bắt cá trên biển cả đã phát biểu rằng Trung Quốc là nước duy nhất đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (3 không) trên diện rộng.
Ông nói: “Hơn bất kỳ đội tàu đánh cá nào khác trên thế giới, tàu của[Trung Quốc] đi xa hơn, ở trên biển lâu hơn, đánh bắt được nhiều cá hơn bất kỳ ai và cũng thường xuyên xâm phạm vùng biển của các quốc gia khác”.
Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc đứng số một về chỉ số đánh bắt 3 không này.
Đội tàu cá Trung Quốc thường xuyên bị phát hiện vi phạm luật, đánh bắt các loài cá mập có nguy cơ tuyệt chủng, làm giả giấy phép và tài liệu, cũng như vi phạm nhân quyền.
Luật hàng hải của Liên hợp quốc quy định rằng, các tàu cá phải sử dụng bộ máy phát để truyền vị trí của họ mọi lúc. Nhưng nhiều tàu cá Trung Quốc đã cố tình tắt chúng đi.
“Một số trong số tàu cá sẽ đen tối trong những khoảng thời gian ngắn. Những gì chúng đang làm trong những khoảng thời gian đó vẫn chưa được xác định”, ông Urbina cho biết.
Trung Quốc sử dụng đội tàu cá để khẳng định sự hiện diện ở Biển Đông
Các tàu đánh cá thậm chí đã được triển khai ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông. Mặc dù đánh bắt cá dường như không phải là mục tiêu cốt lõi ở đó.
Chuyên gia về các chính sách đánh bắt của Trung Quốc tại Đại học Washington, Tabitha Grace Mallory cho biết: “Trung Quốc đang sử dụng đội tàu đánh cá của họ để khẳng định sự hiện diện của họ ở Biển Đông. Trong một số trường hợp, các tàu đánh cá của họ thậm chí không đánh cá. Họ có thể là tàu dân quân hàng hải, được trả tiền chỉ để khẳng định sự hiện diện nào đó trong khu vực” .
Đội tàu cá ‘3 không’ của Trung Quốc “càn quét” Ecuador
Đầu năm 2020, khi một tàu chiến khổng lồ của Trung Quốc xuất hiện bên ngoài khu bảo tồn biển Galapagos (Nam Mỹ), chính phủ Ecuador đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Ecuador đã gọi nước lớn, yêu cầu Cảnh sát biển Mỹ giúp theo dõi số lượng khổng lồ các tàu đánh cá.
Quy mô lớn của hạm đội với hơn 350 tàu đánh cá Trung Quốc đã bị phát hiện. Số lượng này nhiều hơn hải quân của cả ba nước Ecuador, Peru và Chile cộng lại. Điều này đã thúc đẩy sự cấp bách của Ecuador:
Trung úy Christa Caldwell của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã cử một tàu xuống khu vực để giám sát đội tàu Trung Quốc cho biết, mức độ hoạt động đánh bắt đội tàu cá Bắc Kinh lớn chưa từng có. Đội tàu của Trung Quốc đã cướp bóc những vùng nước thuộc loại đa dạng sinh học nhất trên thế giới. Như khu bảo tồn biển Galapagos là nơi có lượng cá mập lớn nhất hành tinh.
Ecuador phát hiện trên tàu cá Trung Quốc có tới 6.000 xác cá mập đông lạnh, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Việc đánh bắt cá và loại bỏ vây cá mập là bất hợp pháp ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Ecuador.
Dữ liệu theo dõi vệ tinh cho thấy, các tàu thuyền tạo thành một đường gần như hoàn hảo dọc theo ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Ecuador. Tuy nhiên, lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ không phát hiện bất kỳ tàu thuyền nào của Trung Quốc đi qua vùng biển Ecuador.
Đội tàu cá ‘3 không’ của Trung Quốc càn quét Ghana và một số nước Tây Phi
Quốc gia nhỏ bé ven biển Ghana gặp phải vấn đề này gay gắt hơn. Luật pháp Ghana quy định rằng tất cả tàu đánh cá hoạt động trong vùng biển của mình đều thuộc sở hữu của người Ghana. Hiện tại đã có hơn 100 tàu đánh cá Trung Quốc cướp bóc vùng biển của tàu thuyền địa phương đánh bắt.
Một thành viên thuộc Hội đồng Ngư dân Ghana, Nana Jojo Solomon nói với ABC: “Chúng tôi có tất cả các luật, thành thật mà nói, tôi vẫn không thể hiểu tại sao luật không hoạt động. Các tàu đánh cá đều có tên Trung Quốc. Họ là tàu Trung Quốc, nếu họ là tàu Ghana, tại sao họ không có tên Ghana trên chúng?”.
Gana bối rối với lượng lớn tàu Trung Quốc
Phó Giám đốc Quỹ Công lý Môi trường, Max Schmid đang tìm cách giải quyết nạn đánh bắt bất hợp pháp. Ông cho biết các công ty Trung Quốc đang tìm cách lách luật của Ghana, vốn được cho là để bảo vệ ngư dân địa phương.
“Các công ty Trung Quốc đang sử dụng các công ty bình phong nhỏ của Ghana với chỉ một số ít nhân viên và rất ít vốn. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, họ là những tàu đánh cá Trung Quốc, với thuyền trưởng là người Trung Quốc”, ông Schmid nói.
Theo ông Solomon, những thiệt hại mà tàu thuyền của Trung Quốc gây ra là rất lớn. Nó làm cho thu nhập của những người dựa vào đánh cá để sinh sống đã giảm gần một nửa kể từ đầu thế kỷ này. Ông nói: “Các nhà khoa học đã dự đoán rằng nếu chúng ta cho phép các tàu này tiếp tục đánh bắt như hiện nay thì đến cuối năm 2020, việc đánh bắt tận thu sẽ hoàn toàn suy giảm”.
Đội “tàu ma” Trung Quốc tiếp tay Triều Tiên bất chấp lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc
Thành viên của Trung tâm An ninh và Tài nguyên Đại dương Quốc gia Úc tại Đại học Wollongong, Quentin Hanich nói: “Cảnh sát biển Hàn Quốc bắt đầu báo cáo về một số lượng lớn tàu cá Trung Quốc quá cảnh qua vùng biển của họ trên đường tới Triều Tiên”.
Tiến sĩ Hanich cho biết: “Khoảng 900 tàu đánh cá có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đội tàu đã quá cảnh qua vùng biển của Hàn Quốc vào Triều Tiên và đang đánh bắt công nghiệp quy mô lớn”.
Điều này thực hiện công khai, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên là cấm bán giấy phép đánh bắt cho người mua ở nước ngoài. Nhưng hoạt động này vẫn được bán trên các trang web tiếng Trung, ông Hanich và nhóm của ông xác nhận.
Ông đoán: “Điều này về cơ bản cung cấp hàng triệu đô la doanh thu và tiền tệ cho chế độ Bắc Triều Tiên. Chính phủ Trung Quốc về cơ bản chỉ nhắm mắt làm ngơ”.
Do sự xuất hiện đội “tàu ma” của Trung Quốc dọc theo bờ biển Nhật Bản, các ngư dân quy mô nhỏ ở Triều Tiên có thể gặp khó khăn hơn nhiều trong việc đánh bắt cá. Họ cần phải đi xa hơn để đánh bắt.
Mỹ sát cánh với Ecuador và kêu gọi Trung Quốc ngừng đánh bắt bất hợp pháp
Khi được hỏi điều gì có thể xảy ra vào năm tới, giám đốc thủy sản của WWF Ecuador, Pablo Guerrero cho biết: “Có 1,4 tỷ người ở Trung Quốc. Họ cần cung cấp thực phẩm để gia tăng dân số, vậy đâu là giải pháp thay thế. Họ sẽ trở lại. Chắc chắn họ sẽ trở lại”.
Ngày 2/8, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã viết dòng tweet: “Đã đến lúc Trung Quốc phải dừng các hoạt động đánh bắt không bền vững, vi phạm quy tắc và cố ý làm suy thoái môi trường đại dương” và “Chúng tôi sát cánh với Ecuador và kêu gọi Bắc Kinh ngừng tham gia vào hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát”.