Tổng thống Nga Putin đã sử dụng lá bài Algeria để gia tăng sức ép lên cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu. Đồng thời, ông Putin đã sử dụng sự trung lập của Indonesia để đưa Tổng thống Ukraine vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Trong khi EU đang gồng mình trước cuộc khủng hoảng năng lượng thì Nga đã ngừng dòng khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria để đáp trả  lệnh trừng phạt mới của Liên minh châu Âu đối với Moscow. Điều này càng làm tăng mối đe dọa về an ninh năng lượng đối với EU. 

Nhưng đây chưa phải là tất cả, Algeria vốn cung cấp khoảng 8% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu. Nước này cũng trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất sau Nga và Na Uy, thì nay lại có kế hoạch ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu. 

Điều thú vị là vào tháng 11 năm 2022, Indonesia sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20. Nước này đã mời Ukraine đến hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về vấn đề đang diễn ra. Mà Nga cũng sẽ có mặt tại hội nghị thượng đỉnh này. Đây sẽ là lần đầu tiên Putin và Zelensky cùng có mặt ở 1 sự kiện lớn sau khi chiến sự nổ ra. 

Putin tung cú ‘bồi’ tiếp theo trên mặt trận năng lượng bằng lá bài Algeria 

Algeria cung cấp khoảng 8% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu. Nước này cũng trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất sau Nga và Na Uy. Tuy nhiên, Algeria đã đe dọa rằng sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Tây Ban Nha và điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng lớn đối với EU vốn đang phải chịu áp lực tăng giá do cuộc chiến ở Ukraine.

Nguyên nhân của vấn đề này là mối quan hệ phức tạp giữa Tây Ban Nha, Algeria và Maroc. Trước đây Algeria có mâu thuẫn lâu đời với Maroc về tranh chấp lãnh thổ Tây Sahara. Vào tháng 8 năm ngoái, Algeria đã quyết định cắt đứt quan hệ với Maroc. Và sau đó, nước này cũng chặn luôn nguồn cung cấp khí đốt cho Maroc bằng cách cắt một đường ống chạy qua biên giới chung của họ. Kể từ đó Maroc đã phải đối mặt với nguy cơ cao về thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt. Tuy nhiên, Tây Ban Nha có quan hệ tốt với Maroc vì vùng đất này từng là thuộc địa của Tây Ban Nha. Mà Algeria lại là nhà cung cấp khí đốt cho Tây Ban Nha. Nay Tây Ban Nha lại muốn xuất khí đốt của mình cho Maroc. 

Điều này làm cho Algeria tức giận. Và đây là lý do cho lời cảnh báo của Algeria về việc sẽ chấm dứt xuất khẩu khí đốt sang Tây Ban Nha nếu nước này bán bất kỳ lít khí đốt nào của mình cho Maroc. Mặc dù Tây Ban Nha nói rằng, nguồn khí đốt họ xuất sang maroc, không phải đến từ Algeria; nhưng Algeria vẫn không đồng ý với lời giải thích đó, và vẫn đe dọa cắt nguồn cung khí đốt cho Tây Ban Nha.

Vậy mấu chốt của vấn đề là gì? Nó liên quan gì tới Nga không?

Trước khi cuộc chiến Nga-Ukraine nổ ra, Tây Ban Nha với sự hậu thuẫn của toàn bộ Liên minh EU thì khá dễ dàng gây sức ép với Algeria. Với lượng cung cấp khí đốt  không quá lớn vào EU, Algeria không có khả năng gây ảnh hưởng tới toàn bộ khối liên chính phủ này. Khi này Tây Ban Nha nghĩ rằng họ có thể dễ dàng mua khí đốt của Algeria và tiếp tế cho Maroc.

Tuy nhiên tình thế hiện nay đã thay đổi, cuộc chiến của Nga với Ukraine đã khiến giá khí đốt leo thang và ngày nay EU đang rất cần nguồn cung cấp khí đốt. Vì vậy, khối này không thể làm mất lòng Algeria. Điều này đặt Algeria vào một vị thế quan trọng và trao cho Algeria một đòn bẩy tốt để đưa ra những ưu sách của mình.

'Mẹ ơi, đây là địa ngục' - Nhiều binh lính Nga tử vong
Nikita Avrov – binh lính Nga tử vong trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine khi chỉ mới 20 tuổi (ảnh chụp màn hình kristeligt-dagblad).

Đáng chú ý là Moscow có quan hệ rất bền chặt với Algeria. Algeria đã duy trì quan hệ hữu nghị với Moscow kể từ khi giành được độc lập từ Pháp vào năm 1962. Ngày nay, nước này là khách hàng lớn mua thiết bị quân sự của Nga và cần sự hỗ trợ của Moscow trong bối cảnh vẫn đang tranh chấp Tây Sahara với Maroc.

Mặc dù trước đây, Mỹ đã cố gắng chia rẽ Algeria ra khỏi Nga, nhưng mối quan hệ giữa hai nước không dễ bị phá vỡ. Rất có thể Nga sử dụng ảnh hưởng của mình ở Algeria để quyết định gây thêm một cú sốc nữa cho EU nhằm thực hiện một mối đe dọa mới làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Điều này khiến Tây Ban Nha và toàn bộ EU có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn nữa.

Putin dùng Indonesia để đặt Zelensky vào tình thế tiến thoái lưỡng nan

Xung đột ở Ukraine đã bước sang tháng thứ ba, với các cuộc tấn công liên tục vào các thành phố của Ukraine, Nga không có dấu hiệu lùi bước. 

Hồi đầu của cuộc chiến, Ukraine làm chủ trên mặt trận thông tin. Nước này giành thế áp đảo để kể câu chuyện về cuộc chiến này qua lăng kính của Ukraine đã khiến cho thế giới sôi sục lên án Nga. Tuy nhiên, tình thế hiện nay đã lại thay đổi, những người ủng hộ Ukraine đang cố gắng đạt được sự cân bằng. Họ đã bắt đầu tiếp cận thông tin một cách đa chiều hơn. Điều này khiến câu chuyện qua lăng kính của Ukraine trở thành ảm đạm.

Và Indonesia đã đưa ra quyết định cứng rắn nhất để cân bằng quyền lực và đưa sự thật về Ukraine thu hút sự chú ý của thế giới. 

Vào tháng 11 năm 2022, Indonesia sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20. Và Indonesia đã mời Ukraine đến hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về vấn đề xung đột đang diễn ra. Đáng chú ý,  Nga là thành viên chủ chốt của G20, và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố ông đã nhận được điện thoại từ Putin xác nhận sẽ tham dự hội nghị. 

Áp đặt ‘vùng cấm bay’ ở Ukraine sẽ châm ngòi cho Thế chiến III?
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tổ chức một cuộc họp báo về chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine vào ngày 25 tháng 2 năm 2022 (ảnh chụp màn hình Fox News).

Trong khi trận chiến diễn ra, phía Ukraine đã đưa ra rất nhiều tuyên bố, rất nhiều thông tin bị cáo buộc và nghi ngờ. Ví dụ, Ukraine tuyên bố khoảng 23.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng. Nhưng không ai biết đâu là sự thật sau con số được công bố của nước này.

Nếu Zelensky đến tham gia, Putin và các quốc gia khác lần đầu tiên có cơ hội chất vấn ông. Như vậy, Volodymyr Zelensky sẽ là tâm điểm để các thành viên tham dự hội nghị thượng đỉnh yêu cầu ông cung cấp đầy đủ thông tin. Nói cách khác, 3 mặt 1 lời về các cáo buộc. Ngay cả những cáo buộc hay tội ác của Nga, nếu điều đó là có thật, thì đây là cơ hội vàng của ông Zelensky khiến ông Putin phải nhận trái đắng.

Nhưng nếu ông Zelensky không đến tham dự, hoặc không thể đưa ra được bằng chứng xác thực, hay thực hiện trả lời chất vấn một cách thuyết phục và tự tin, thì sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với ông ấy và Ukraine sẽ giảm dần. Tình huống nào cũng đều bất lợi cho ông Zelensky.

Trong khi các nước phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt Nga vì cuộc chiến tại Ukraine, Indonesia đã thực hiện một động thái khôn ngoan. Đó là quyết định mời cả hai tổng thống của Nga và Ukraine tới tham dự hội nghị. Nó thể hiện hành động cân bằng tinh tế mà quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng đạt được với tư cách là chủ nhà G-20 năm nay.

Giới quan sát cho rằng, động cơ để Indonesia thực hiện hành động này, mấu chốt phía sau là Nga. Nói chung, các nước khó có thể tách rời Nga ra khỏi bức tranh thế giới. Do đó, khôn ngoan nhất là tuyên bố ‘trung lập’.