Những người đàn ông chỉ cần dùng dụng cụ bắt cá rất đơn giản là cái nơm, nhưng ai nấy đều có thể bắt được con cá to.

Video ghi lại cảnh dân làng bắt được nhiều con cá to

Nguồn video: Vnexpress.

Góc bình luận: “Nhớ tuổi thơ quá!”

Tuy những hình ảnh trong video cho thấy “ngày hội bắt cá” này không phải diễn ra ở Việt Nam, nhưng nó cũng khiến nhiều người xem bồi hồi xúc cảm. Một số độc giả để lại bình luận:

  • Nhớ tuổi thơ quá. Mà trẻ bây giờ muốn cũng không có nữa rồi.
  • Thấy cảnh này mà xót cho quê mình quá kích điện chết mất giống mấy năm nay rồi.
  • Hơn 40 năm trước, thời quê tôi còn là hợp tác xã, tôi cũng như các bạn này, đem nơm đi úp cá. Nhưng nơm VN chum đẹp hơn…, giờ chỉ còn là kỷ niệm, làm gì có cá ở đồng mà đi úp chứ.
  • Ở đất nước nào thấy thích quá.

Nhân nhắc đến câu chuyện những người đàn ông thích thú khi bắt cá giữa đầm, chợt nhớ đến câu chuyện quá đỗi quen thuộc với mỗi người chúng ta: Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Đó là câu chuyện với kết thúc không có hậu. Tuy nhiên, sau khi trải qua ít nhiều thăng trầm trong cuộc sống, tôi nhận ra rằng kết cục trở về với cái máng lợn cũ là xứng đáng với ông lão. Vậy Alexander Pushkin có ngụ ý sâu xa gì khi viết đoạn kết này.

Truyện cổ tích ‘Ông lão đánh cá và con cá vàng’: Có dũng khí mới làm được người Thiện lương

Ông lão đánh cá có phải là người lương thiện không? Ban đầu, mọi người đều nghĩ là có. Nhưng một người lương thiện chân chính sẽ giữ gìn tấm lòng lương thiện của mình dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Nếu ngay từ đầu, khi người vợ đòi một cái máng lợn mới, ông ta có can đảm nói: “Không, tôi để con cá vàng đi vì thương hại cho sinh mệnh của nó, nó không nợ tôi gì cả”; thì người vợ không thể leo thang đòi nhà mới, trở thành đệ nhất phu nhân, hoàng hậu và cuối cùng là Long vương của đáy biển. Nếu ông can đảm giữ gìn chữ cái thiện; thì dù ông không có máng lợn mới hay ngôi nhà nguy nga; nhưng tấm lòng lương thiện của ông sẽ mãi mãi tỏa sáng.

Vì sao ông lão đánh cá thiếu dũng khí để kiên định với lựa chọn thiện lương?

Có lẽ, bởi vì ông lão mong được yên thân, được an ổn. Ông lão muốn được yên thân, không phải nghe vợ mắng mỏ, dày vò. Vì muốn giữ an ổn cho bản thân, ông ấy đã thỏa hiệp với cái ác (vợ mình), làm trái lương tâm (xuống biển gọi cá vàng); cuối cùng không màng đến cá vàng nữa (cho cá vàng hầu hạ vợ mình).

Video: Dân làng thích thú khi bắt được những con cá to giữa đầm
Không có dũng khí, thì Thiện kia chỉ như ngọn đèn trước gió, lung lay vụt tắt trước áp lực của cái tà (ảnh: internet).

Ông lão khốn khổ lặp đi lặp lại những yêu cầu của vợ; với suy nghĩ nếu bà vợ vừa ý rồi thì sẽ cho ông yên ổn. Nhưng không, càng ngày càng ông càng bất ổn; vì người vợ ham tiền, quyền thế, rồi ngày càng lộng quyền. Rõ ràng, làm theo mệnh lệnh của kẻ ác một cách mù quáng; sẽ không bao giờ có được yên ổn thực sự.

Sống trong thời thế nhiễu nhương, một số người đã tuân theo mệnh lệnh của tà ác để được “yên thân”; mà quên mất rằng tiếp tay cho cái ác là tự chuốc lấy tai họa cho chính mình.

Vậy mới thấy rằng, chỉ có Thiện chân chính mới có thể nuôi dưỡng dũng khí; để vươn lên những điều tốt đẹp, nhân hậu, vị tha và chính nghĩa trên cuộc đời này.