Trong con mắt của ngoại giới, mối quan hệ Trung-Mỹ-Nga là một mối quan hệ phức tạp nhất. Nếu như người ta coi quan hệ Mỹ-Nga là sự cạnh tranh lợi ích, thì quan hệ Mỹ-Trung lại được coi là mối quan hệ cạnh tranh quyền lực ngôi vị. Nhưng sẽ rất thiếu tính toàn cảnh nếu chúng ta chỉ nói đến 2 mối quan hệ trên mà không nói tới mối quan hệ Trung-Nga. Nhiều người nói rằng, họ là liên minh một trục chống lại phương Tây, là 1 mối quan hệ tốt vì ở cùng 1 khối BRICS và cùng còn cùng 1 mục đích là phá bỏ thế đơn cực để theo đuổi thế giới đa cực. 

Để hiểu rõ hơn mối quan hệ Trung-Nga này, chúng ta cần phải trở về mối quan hệ lịch sử cho tới hiện nay. Đó là cách khiến chúng ta nhìn xuyên suốt mối quan hệ ẩn chứa nhiều góc khuất này.

Mối quan hệ Trung – Nga qua các giai đoạn

Mối tình Trung-Nga là một câu chuyện phức tạp, nơi đó bạn thù đan xen. Theo ghi chép của lịch sử, TQ trải qua cuộc nội chiến giữa ĐCS và Quốc Dân Đảng, kéo dài từ tháng 4 năm 1927 đến tháng 5 năm 1950, kết quả là Đảng Cộng sản thắng và cầm quyền lãnh đạo Trung Quốc đại lục còn Quốc Dân Đảng thì làm chủ hòn đảo Đài Loan. 

Sau khi cầm quyền, các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đã nhanh chóng thiết lập quan hệ chính thức với nước láng giềng cộng sản ở phía bắc khi đó là Liên Xô. Vì thời điểm này, TQ vừa trải qua 1 cuộc chiến Nha phiến với Anh, Nhật, và nội chiến với Quốc dân Đảng, khi đó bức tranh của TQ vô cùng điêu tàn, họ cần phải phục hồi và vượt qua giai đoạn khó khăn. Và Liên Xô là cường quốc khi đó đang có vị thế lớn, cho nên TQ đã vội vã chạy sang cầu thân. 

Trong suốt đầu những năm 1950, hai nước đã có mối quan hệ bền chặt dựa trên Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Trung-Xô  một hiệp ước song phương thiết lập một liên minh an ninh và tạo điều kiện thuận lợi cho viện trợ và hợp tác kinh tế, quân sự và công nghệ đáng kể.

Tuy nhiên, mối quan hệ này bắt đầu trở nên căng thẳng vào giữa những năm 1950 khi rạn nứt ý thức hệ xuất hiện giữa Bắc Kinh và Moscow sau khi Nikita Khrushchev nắm quyền lãnh đạo Liên Xô. Căng thẳng leo thang dẫn đến chia rẽ Trung-Xô, khiến hai nước rơi vào tình trạng thù địch công khai, bao gồm cả cuộc đụng độ quân sự năm 1969 tại đảo Trân Bảo (mà người Nga gọi là Damanskii), gần như leo thang thành chiến tranh. Sự rạn nứt giữa hai nước nghiêm trọng đến mức lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông theo đuổi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ để cân bằng trước mối đe dọa từ Liên Xô.

Những căng thẳng đáng kể tiếp tục âm ỉ giữa hai cường quốc cộng sản cho đến cuối những năm 1980. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc theo đuổi một chính sách đối ngoại thực dụng hơn, ít mang tính ý thức hệ hơn, tạo điều kiện cho việc giảm căng thẳng với Liên Xô. Căng thẳng giảm bớt đã dẫn đến Hội nghị thượng đỉnh Trung-Xô năm 1989, trong đó lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đến thăm Bắc Kinh để gặp Đặng và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác. Hội nghị thượng đỉnh là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước kể từ những năm 1950 và đánh dấu việc chính thức nối lại quan hệ bình thường giữa các nhà nước và giữa các đảng.

Những năm tiếp theo là những mối quan hệ bình thường hoá, và có sự phát triển nâng lên đến đỉnh điểm khi Nga – Trung nâng cấp mối quan hệ lên “ quan hệ đối tác phối hợp chiến lược ” vào năm 1996, cũng như Hiệp định đa phương về xây dựng lòng tin trong lĩnh vực quân sự ở khu vực biên giới giữa Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan, giúp các bên cùng cắt giảm lực lượng quân sự dọc theo biên giới chung của họ.

Những năm sau đó chứng kiến ​​sự cải thiện ổn định trong mối quan hệ, với mức tăng tốc đáng kể vào những năm 2000. Năm 2001, Trung Quốc và Nga đã ký Hiệp ước Láng giềng Tốt và Hợp tác Hữu nghị , trong đó “Nỗ lực nâng cao quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao hoàn toàn mới”. Cùng năm đó, Nga cùng với Trung Quốc và các nước khác là Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan trở thành thành viên sáng lập của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc lãnh đạo, nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác giữa một số quốc gia trên khắp lục địa Á- Âu. Vài năm sau, vào năm 2004, Trung Quốc và Nga đã đạt được bước đột phá đáng kể với giải pháp cuối cùng cho tranh chấp biên giới giữa hai nước.

Mặc dù vậy, trong thâm tâm của người TQ không quên đi sự kiện lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân vì để cầu thân với Moscow mà đã đồng ý giải quyết một phần tranh chấp biên giới kéo dài giữa họ. Và cách mà Giang Trạch Dân khi đó là nhượng bộ Nga về lãnh thổ. Chúng ta đang nói về vùng Viễn Đông bao gồm cả cảng Vladivostok, trước đây được gọi là Hải Sâm Uy, vốn là một lãnh thổ của Trung Quốc trong thời nhà Thanh đã được Giang Trạch Dân nhượng lại cho Nga. Mặc dù vùng Viễn Đông vào giữa thế kỷ 19, sau khi chính quyền nhà Thanh bại trận và ký các hiệp ước bất bình đẳng như “Điều ước Bắc Kinh” và “Điều ước Aigun” với Sa hoàng Nga, hơn 1 triệu km2 lãnh thổ ở vùng Đông Bắc của Trung Quốc đã bị cắt đứt. Trong 163 năm tiếp theo, Hắc Long Giang và Cát Lâm không có cảng biển, nhưng trên thực tế, từ thời nhà Thanh cho tới thời Quốc Dân Đảng hay ngay cả bản thân ĐCS TQ cũng đều không công nhận tính hợp pháp và hiệu lực của hiệp ước mà Nga chiếm đóng lãnh thổ Trung Quốc. Ấy thế nhưng trong nhiệm kỳ của ông Giang Trạch Dân, vào ngày 9/12/1999, ĐCSTQ và Nga đã ký “Nghị định thư tường thuật về các phần phía đông và phía tây của ranh giới Trung – Nga”, theo đó chính thức thừa nhận rằng vùng đất rộng lớn vốn thuộc về Trung Quốc sẽ thuộc Nga, trong đó có cả Vladivostok. 

Cụm từ “Vladivostok của Nga” vẫn được sử dụng trong tài liệu thông báo nói trên của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Cái tên Vladivostok có nghĩa là “chinh phục phương Đông” và do Nga đặt vào năm 1860 sau khi chiếm được Hải Sâm Uy từ nhà Thanh. 

Khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhiều người TQ cho rằng, đây là cơ hội để TQ đòi lại vùng Viễn Đông này. Điều này nói lên rằng, người TQ luôn ôm hận về vùng lãnh thổ đã mất dưới thời của Giang Trạch Dân. Nhưng về mặt pháp lý thì điều này khó có thể xảy ra vì cắt bán lãnh thổ quốc gia đã được thực hiện trên hiệp ước và đã được thực hiện trong suốt lịch sử.

Nói như vậy không có nghĩa là 2 quốc gia này có thể tiến tới 1 quan hệ hàng xóm tốt. Đứng về góc độ địa lý mà nói, 2 quốc gia này có đường biên giới tiếp giáp nhau dài nhất, cũng có những tranh chấp về biên giới, cho nên nói chính xác thì mối quan hệ này là luôn dè chừng nhau. Nga cũng sợ TQ lớn mạnh bành trướng và gây áp lực an ninh lên mình và ngược lại, Nga cũng có lo ngại tương tự. Cho nên dù tay bắt mặt mừng nhưng phía dưới gầm  bàn thì họ vẫn luôn thủ vũ khí của riêng mình.

Nhưng đến đây lại có một câu hỏi, đó là: Chẳng phải quan hệ Nga-Trung Quốc được báo chí phương Tây gọi là liên minh sao? 

Đó là báo chí phương Tây nói thế, nhưng trên thực tế liên minh đồng nghĩa với việc 2 quốc gia có thể chia sẻ mọi thứ bao gồm cả lãnh thổ trong trường hợp đồn trú quân sự, công nghệ quốc phòng, kinh tế, chính trị…. Chúng ta lại không thấy điều này trong mối quan hệ Trung-Nga.

Vậy nguyên nhân gì để báo chí phương Tây cáo buộc 2 nước này là liên minh? Chúng ta cần phải xem lại mối quan hệ của trong thời gian cuộc chiến Ukraine nổ ra. Đây là thời điểm nổi bật nhất. Nó thể hiện ở 2 điểm:

Thứ nhất: Quan hệ liên quốc gia giữa Nga và Trung Quốc

Quan hệ Nga-Trung hiện đại được các bên chính thức xác định là “quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược, bước vào kỷ nguyên mới”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới thăm Trung Quốc 21 lần và tham gia các sự kiện quốc tế. Ông đã đến thăm Trung Quốc thường xuyên hơn bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào khác. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Nga 9 lần, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác.

Vào ngày 19 tháng 5 năm 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tham gia một buổi lễ thông qua hội nghị truyền hình để đánh dấu việc khởi công xây dựng tổ máy thứ bảy và thứ tám của Nhà máy điện hạt nhân Thiên Loan và các tổ máy của Nhà máy điện hạt nhân Xudapu ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc.

Vào ngày 28 tháng 6, TT Nga Putin đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch TQ, Tập Cận Bình, thông qua hội nghị truyền hình, nhân kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước Láng giềng Tốt đẹp, Hữu nghị và Hợp tác Nga-Trung. Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận các vấn đề hiện tại trong chương trình nghị sự song phương và quốc tế.

Sau đó là hàng loạt các cuộc gặp cấp cao liên tiếp được tổ chức, trong đó các vấn đề thời sự như phát triển hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc, hợp tác sâu rộng trên trường quốc tế đã được thảo luận.

Ngay từ đầu cuộc xung đột Ukraine, Trung Quốc đã giữ thế cân bằng và lên tiếng ủng hộ việc nhanh chóng đạt được một giải pháp hòa bình, đây cũng là điều mà Moscow muốn. Đồng thời, các đại diện chính thức của TQ đã nhiều lần công khai bày tỏ sự hiểu biết của họ về nguyên nhân sâu xa thực sự của cuộc xung đột, chỉ ra vai trò phá hoại của Hoa Kỳ và các vệ tinh của nước này trong việc kích động cuộc xung đột này, đồng thời kêu gọi tính đến vấn đề an ninh,  lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Thành phần quan trọng nhất của quan hệ song phương là tương tác thương mại và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Liên bang Nga kể từ năm 2010.

Các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại giữa hai nước – tăng từ 100 tỷ USD/năm lên 200 tỷ USD vào năm 2024. Mốc 100 tỷ đã đạt được vào năm 2018. Vào tháng 2 năm 2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vạch ra mục tiêu mới nhằm tăng kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc lên  250 tỷ USD mỗi năm.

Theo thống kê của Nga , năm 2021, kim ngạch thương mại song phương tăng 35,2% lên 140,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Nga đạt 68 tỷ USD (+38,4%), nhập khẩu từ Trung Quốc – 72,7 tỷ USD (+32,3%).

Theo Cục Hải quan Liên bang Nga, năm 2022, kim ngạch thương mại song phương tăng 30,5% lên 184,8 tỷ USD, đạt giá trị kỷ lục mới. Xuất khẩu của Nga đạt 98,8 tỷ USD (+43,3%), nhập khẩu từ Trung Quốc – 86 tỷ USD (+18,3%). Trong danh sách đối tác thương mại chính của Trung Quốc, Nga vươn lên vị trí thứ 10, trước Brazil.

Theo Tổng cục Hải quan TQ từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2023, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc tăng 36,5% và đạt 134,104 tỷ USD. Trong kỳ báo cáo, Trung Quốc đã nhập khẩu hàng hóa trị giá 62,545 tỷ USD vào Nga, tăng 73,4% so với cùng kỳ năm 2022. Nguồn cung từ Nga sang Trung Quốc tăng 15,1%, đạt 71,559 tỷ USD.

Cơ sở xuất khẩu của Nga là các sản phẩm khoáng sản, gỗ, bột giấy và các sản phẩm giấy, kim loại và các sản phẩm làm từ chúng, thực phẩm và nguyên liệu nông nghiệp thô, v.v. Trong cơ cấu nhập khẩu của Nga, tỷ trọng nguồn cung chính rơi vào máy móc, thiết bị và xe cộ, sản phẩm công nghiệp hóa chất, dệt may và giày dép, kim loại và các sản phẩm làm từ chúng, v.v.

Moscow và Bắc Kinh có ý định tăng tỷ trọng tiền tệ quốc gia trong các thỏa thuận song phương.

Vì những mục đích này, trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng cần thiết đã được hình thành, bao gồm thỏa thuận song phương về thanh toán, một ngân hàng được ủy quyền thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc hoạt động ở Nga và giao dịch tích cực bằng cặp rúp/nhân dân tệ được tiến hành trên Sở giao dịch Moscow. .

Hiện tại, 70% thanh toán xuyên biên giới được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia – đồng rúp của Nga và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Ở Nga, nhu cầu về đồng tiền quốc gia Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. Vào năm 2022, khối lượng giao dịch của cặp nhân dân tệ-rúp trên Sàn giao dịch Moscow đã tăng 100 lần và vượt quá khối lượng giao dịch của cặp đồng rúp-đô la. Ngoài ra, trong năm 2022, hoạt động phát hành trái phiếu bằng tiền Trung Quốc của các doanh nghiệp Nga đã trở nên phổ biến. Điều này đã được thực hiện bởi các công ty lớn như Rosneft, RUSAL, Metalloinvest và nhiều công ty khác. Ngoài ra, vấn đề thẻ đồng thương hiệu từ hệ thống thanh toán Mir và UnionPay đã tăng gấp 5 lần.

Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào nền kinh tế Nga. Theo dữ liệu của Nga, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Nga tích lũy vào đầu năm 2020 lên tới 3,7 tỷ USD và theo ước tính của Trung Quốc là 12,8 tỷ USD.

Danh mục đầu tư của Ủy ban liên chính phủ Nga-Trung bao gồm 79 dự án quan trọng và đầy hứa hẹn. Tổng số tiền đầu tư được công bố vượt quá 165 tỷ USD. Trước hết là các lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và nông nghiệp.

Nga là một trong những nước xuất khẩu nhiên liệu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc.

Đường ống cung cấp khí đốt đầu tiên cho Trung Quốc – thông qua đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia – bắt đầu vào cuối năm 2019 và lên tới 4,1 tỷ mét khối vào năm 2020, và vào năm 2021, chúng đã tăng gấp hai lần rưỡi – lên 10,4 tỷ mét khối. Cuối năm 2022, nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc qua đường ống Power of Siberia đạt mức kỷ lục 15,5 tỷ mét khối. Các bên dự kiến ​​sẽ đạt công suất thiết kế hàng năm là 38 tỷ mét khối vào năm 2025.

Đầu tháng 2/2022, Gazprom ký hợp đồng dài hạn thứ hai với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) để xuất khẩu qua tuyến Viễn Đông. Theo ông, tổng khối lượng cung cấp sẽ tăng lên 48 tỷ mét khối mỗi năm. Nếu tính đến Đường ống dẫn khí Power of Siberia – 2 và việc tiếp tục đi qua Mông Cổ – đường ống dẫn khí Soyuz Vostok – xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc có thể tăng thêm 50 tỷ mét khối mỗi năm.

Vào ngày 6 tháng 9 năm 2022, Gazprom và CNPC đã ký thỏa thuận về việc chuyển khoản thanh toán cung cấp khí đốt cho Trung Quốc bằng đồng nội tệ của các nước – rúp và nhân dân tệ.

Cuối năm 2022, Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai cho Trung Quốc. Theo dữ liệu hải quan, Nga đã cung cấp 86,25 triệu tấn dầu cho Trung Quốc, tăng 8% so với năm 2021.

Hợp tác giữa Trung Quốc và Nga về phát triển vùng Viễn Đông đang trải qua thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng. Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào vùng Viễn Đông, các công ty Trung Quốc tham gia tích cực vào công việc của Cảng Tự do Vladivostok và các khu vực phát triển ưu tiên ở Viễn Đông.

Moscow và Bắc Kinh cũng hợp tác trong ngành công nghiệp hạt nhân. Với sự tham gia của Nga, Trung Quốc đã xây dựng 4 tổ máy điện của nhà máy điện hạt nhân Tianwan và một lò phản ứng hạt nhân neutron nhanh trình diễn CEFR. Các nước cũng đang nghiên cứu một dự án tổ máy điện có lò phản ứng neutron nhanh, CFR-600. Vào tháng 6 năm 2019, Rosatom và Tập đoàn Công nghiệp Hạt nhân Nhà nước Trung Quốc đã ký hợp đồng xây dựng tổ máy điện thứ ba và thứ tư của nhà máy điện hạt nhân Xudapu ở tỉnh Liêu Ninh. Đây sẽ là các hệ thống thế hệ 3+ với lò phản ứng VVER-1200. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2021, việc xây dựng các tổ máy hạt nhân mới đã bắt đầu ở Trung Quốc – tại Nhà máy điện hạt nhân Tianwan và Nhà máy điện hạt nhân Xudapu.

Mức độ tin cậy lẫn nhau cao góp phần vào sự phát triển tiến bộ của hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự. Đại diện của các nhân viên chỉ huy cấp cao thường xuyên đến thăm và tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung.

Việc buôn bán vũ khí và thiết bị quân sự được thực hiện tuân thủ tất cả các quy định pháp luật quốc tế.

Chúng ta sẽ nhận ra một điều, trong khi phương Tây kêu gọi cô lập Nga, thì TQ lại hợp tác sâu rộng hơn với Nga. Nhưng đó không phải đến từ lòng tốt với Nga; mà tất cả đều xuất phát từ lợi ích. Chính quyền Đảng cộng sản TQ muốn lợi dụng tình thế của Nga để tạm nhập tái xuất năng lượng Nga để kiếm lợi khi giá năng lượng thế giới rơi vào thời kỳ khủng hoảng, giá đang tăng cao. Không những thế, kinh tế TQ bắt đầu vận hành sau đại dịch, họ đang cần năng lượng giá rẻ để thực thi điều đó, và Nga sẽ mang lại điều đó. Cho nên đương nhiên, miếng bánh ngon không thể chối từ.

Về góc độ công nghệ quân sự cũng như năng lực hạt nhân, TQ rõ ràng không thể bằng Nga, vì 2 lĩnh vực mạnh này Nga đã được kế thừa từ thời Liên Xô, đương nhiên TQ vẫn là cần Nga trong vấn đề này. Do đó càng cần phải hợp tác. 

Nói như vậy để thấy, lợi ích đang chi phối mối quan hệ Trung-Nga. 

Đổi lại Nga có được gì, ngoài vấn đề có thêm đồng minh trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc còn giúp Nga mua linh kiện xe tăng từ Nhật Bản và Đài Loan thông qua Trung Quốc khi họ bị cấm vận công nghệ.

Thứ 2: Trung Quốc trở thành cửa sau của Nga

Khi xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn, nikkei cuối tháng 2 đã đưa ra bằng chứng được thu thập bởi Belpol, một tổ chức đối lập lưu vong từ Belarus cho thấy một nhà sản xuất vũ khí của Nga đã lách các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp đạn dược của nước này. Một nguồn tin kết nối với chính phủ Belarus, một đồng minh của Nga, được cho là đã thành lập một công ty ở Trung Quốc vào tháng 2 năm 2022. Kể từ đó, nhà sản xuất vũ khí này đã mua sắm các linh kiện quan trọng cho các thiết bị chính xác được sử dụng trong sản xuất xe tăng từ Nhật Bản và Đài Loan thông qua công ty trung gian này.

Thông tin tiết lộ những hiểu biết về sự hợp tác trong ngành công nghiệp vũ khí với sự tham gia của các công ty Nga, Belarus, Trung Quốc và các công ty khác. Dữ liệu được lấy từ các cộng tác viên trong các công ty vũ khí của Belarus, bao gồm các hợp đồng, hồ sơ giao dịch và các khoản thanh toán tài chính.

Một người có quan hệ với chính phủ của Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko đã thành lập Công ty Đổi mới Công nghệ cao Thâm Quyến 5G tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào năm 2022. Công ty này đã tham gia mua sắm các bộ phận thiết bị chính xác cho động cơ, cảm biến và các thiết bị cần thiết khác cho sản xuất xe tăng và vũ khí. Các nhà cung cấp đáng chú ý bao gồm Metrol, nhà sản xuất cảm biến định vị chính xác có trụ sở tại Tachikawa, Oriental Motor, nhà sản xuất động cơ chính xác nhỏ có trụ sở tại Tokyo và nhà sản xuất máy công cụ nổi tiếng ở quận Aichi. Thâm Quyến 5G được cho là đã mua thêm các bộ phận từ các nhà cung cấp Trung Quốc.

Thông tin thu được chỉ ra rằng Thâm Quyến 5G đã gửi các thành phần này đến các nhà sản xuất vũ khí Belarus SALEO và Phòng thí nghiệm công nghệ phụ gia LLC, cả hai đều nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Lukashenko. Ví dụ: các bộ phận cảm biến của Metrol đã được xuất khẩu sang SALEO với đơn giá là 16.035 nhân dân tệ (2.228 USD) vào tháng 5 năm 2023.

Uladzimir Zhyhar, đại diện của Belpol, chỉ ra rằng các công ty vũ khí ở Belarus và Nga dựa vào các thiết bị chính xác có nguồn gốc từ châu Á bởi SALEO và LLC, với các bộ phận cuối cùng được chuyển đến UralVagonZavod của Nga để sản xuất xe tăng chủ lực của Nga như T-72 và T-90.

Metrol tuyên bố rằng họ chưa trực tiếp thực hiện giao dịch với Thâm Quyến 5G. Họ bày tỏ ý định yêu cầu khách hàng không bán lại cảm biến của mình cho Thâm Quyến 5G và có thể ngừng cung cấp nếu không có sự hợp tác. Oriental Motor, trả lời Nikkei, khẳng định không tham gia vào các giao dịch trực tiếp với 5G của Thâm Quyến, nhấn mạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt luật kiểm soát xuất khẩu.

Bất chấp các yêu cầu của Nikkei, cả Thâm Quyến 5G và SALEO vẫn không phản hồi. Tài liệu của Belpol tiết lộ rằng LLC đã bắt đầu mua trực tiếp đĩa mã hóa từ Attoptic, một nhà sản xuất dụng cụ chính xác của Đài Loan, vào năm 2022. Đĩa mã hóa đóng vai trò trong bộ mã hóa, cảm biến phát hiện lượng chuyển động, hướng và góc, được sử dụng trong phạm vi toàn cảnh cho xe tăng như xe tăng T-72.

Peleng, một thực thể của Nga bị áp lệnh trừng phạt của Mỹ và Anh, đã nhận được 600 đơn vị đĩa này, trị giá 108.864 euro (117.818 USD). Thông tin của Belpol tiết lộ rằng LLC gặp phải trở ngại trong việc chuyển các khoản thanh toán cho Attoptic do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. LLC đã gửi thông báo bằng văn bản cho Peleng giải thích sự chậm trễ, cho rằng họ gặp khó khăn trong việc thanh toán các bộ phận theo lệnh trừng phạt được áp đặt. Cuối cùng, LLC đã vượt qua thành công các biện pháp trừng phạt bằng cách định tuyến khoản thanh toán thông qua một tổ chức tài chính ở Georgia, một quốc gia Đông Âu, vào tháng 6 năm 2023. Sau đó, các đĩa được gửi từ Đài Loan đến LLC, cũng qua Georgia, vào tháng tiếp theo. Đáng chú ý, Georgia, giáp biên giới với Nga, đã hạn chế tham gia các lệnh trừng phạt chống lại Nga kể từ cuộc tấn công Ukraine, đóng vai trò là trung tâm nổi tiếng để lách các lệnh trừng phạt trong cả giao dịch tài chính và hậu cần.

Đài Loan đã liên kết với G7 bằng cách áp đặt các hạn chế thương mại đối với Nga và Belarus. Theo đại diện Cục Quản lý Thương mại Quốc tế của Bộ Kinh tế Đài Loan, các đĩa mã hóa và Phòng thí nghiệm Công nghệ Phụ gia LLC hiện không bị hạn chế xuất khẩu, do đó tuân thủ các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Để đối phó với những diễn biến gần đây, khả năng đưa 5G của Thâm Quyến vào lệnh trừng phạt đã được chính quyền Mỹ và Anh tính đến. Tuy nhiên, trước khả năng Nga thành lập một công ty trung gian khác ở nước thứ ba, thách thức đóng cửa mọi tuyến cung ứng hàng hóa công nghệ cao bị hạn chế được coi là vô cùng khó khăn đối với phương Tây. 

Khách quan mà nói, khó có ai có thể hờ hững với lợi nhuận khủng. Và chính quyền TQ là một trong những kẻ trục lợi như vậy. Cái gì người Nga cần, còn họ có lợi, tất nhiên là họ sẵn sàng làm. Vì TQ biết, phương Tây rất khó bịt hết các kẻ hở trong các lệnh trừng phạt của mình. Đó là kết quả của việc, họ đã quan sát và thấy hàng trăm lệnh trừng phạt lên Nga đều phản tác dụng. 

Tuy nhiên, Nga có thể tin được TQ sẽ là cửa thoát hiểm cho mình không? Câu trả lời không. Chúng ta có thể nhìn động thái sau đây sẽ giải thích phần nào cho câu trả lời này. 

Ba ngân hàng lớn nhất Trung Quốc ngừng nhận thanh toán từ Nga

Ba trong số bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã ngừng nhận thanh toán từ các tổ chức tín dụng Nga bị trừng phạt kể từ đầu năm 2024.  Chúng ta đang nói về Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) và Ngân hàng Trung Quốc, xếp thứ nhất, thứ hai và thứ tư về tài sản ở Trung Quốc.

Phía Nga cũng xác nhận tình trạng này trên các kênh truyền thông của mình. Mặc dù vậy vẫn còn tổ chức cuối cùng của Trung Quốc được niêm yết đảm bảo rằng họ không ngừng chấp nhận thanh toán từ các công ty Nga bằng đồng rúp và nhân dân tệ. Xin lưu ý tiền đề cho vấn đề này đã bắt đầu vào nửa cuối tháng 12 với việc gói trừng phạt chống Nga thứ 12 có hiệu lực. Sau đó, sự kiểm soát của chính quyền Mỹ tăng lên.

Như vậy có thể thấy, TQ vẫn có điểm yếu đó là họ sợ bị trừng phạt thứ cấp. Do đó, việc Nga có thể trông đợi vào TQ không phải là giải pháp tối ưu. Họ chắc chắn lường trước hậu quả này, vì Nga biết TQ không phải là 1 người bạn đáng tin cậy, tất cả đơn giản chỉ là lợi ích, trong mọi trường hợp, họ sẵn sàng bán đứng  bạn bè đề bảo vệ mình. Chúng ta vẫn nói với nhau, mọi mối quan hệ mà có nền tảng là lợi ích, thì thường không bền vững. Nó phải được xây dựng trên cơ sở niềm tin, tôn trọng và hợp tác song phương. Nhưng với Bắc Kinh, lợi ích và quyền lực của họ trong mọi cuộc đàm phán mới là điều quan trọng. 

Vấn đề nằm ở chỗ, kinh tế TQ chẳng phải đang được biết là 1 nền kinh tế cực kỳ phát triển sao? Ông Tập còn tuyên bố nền kinh tế TQ là 1 nền kinh tế tự chủ, tức nó có thể tồn tại độc lập bất chấp các tác nhân bên ngoài thế giới, ý nói rằng, TQ không sợ bị trừng phạt. Vậy thì vì cớ gì mà ngân hàng TQ lại sẵn sàng ngừng nhận thanh toán với Nga chỉ vì lo ngại lệnh trừng phạt từ phương Tây? Nó đang nói lên điều gì?

Kinh tế Trung Quốc đối mặt với những rủi ro lớn chưa từng có trong năm 2024

Conference Board dự báo rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc trong năm tới khó có thể đạt được mức trước đại dịch, với tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại còn 4,1% so với dự báo 5,2% vào năm 2023, Business Insider viết .

Có 4 lý do cho dự báo này:

Thứ nhất: Giảm nhu cầu chưa được đáp ứng

Tăng trưởng tiêu dùng ở Trung Quốc trong quý 3 được thúc đẩy bởi nhu cầu yếu, sẽ yếu đi trong những tháng tới do niềm tin của người tiêu dùng vẫn còn yếu và hiện tại không có diễn biến nào có thể dẫn đến thay đổi tâm lý. Người dân Trung Quốc vẫn lo ngại về an ninh tài chính và thị trường lao động, cũng như các chính sách của Bắc Kinh nhằm ngăn cản chi tiêu và khuyến khích tiết kiệm thận trọng.

Thứ 2. Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục suy giảm

Các nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã vỡ nợ hoặc phá sản, và những nỗ lực của chính phủ nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản đều không có kết quả. Các nhà phân tích của Conference Board tin rằng các hộ gia đình Trung Quốc đã mất niềm tin vào bất động sản như một kênh tích lũy tài sản.

Thứ 3. Nhu cầu nước ngoài đối với sản phẩm Trung Quốc có thể chậm lại

Suy thoái kinh tế toàn cầu ở Mỹ và châu Âu cũng là tin xấu đối với Trung Quốc, nơi nhu cầu xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong năm mới. Trung Quốc sẽ không thể xuất khẩu đủ số lượng hàng hóa do thị trường bất động sản suy thoái.

Thứ 4. Trung Quốc không thực hiện các biện pháp kích thích quy mô lớn mà chỉ thực hiện dần dần

Các vấn đề cơ cấu sâu sắc khiến cho gói kích thích lớn khó có thể xảy ra. Các chính sách kích thích tăng trưởng tín dụng và đầu tư còn hạn chế và nếu vượt quá chúng có thể gây ra sự kém hiệu quả kinh tế lớn hơn, vì vậy Chính phủ Trung Quốc đã hạn chế thực hiện gói kích thích diện rộng.

Tất cả những điều này nói lên rằng, khi cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ Nga về vấn đề kinh tế thì điều này không hoàn toàn chính xác, mà đơn giản họ đang kiếm lợi từ việc làm ăn với Nga trong thời kỳ bị phương Tây trừng phạt. Chính bản thân sức khỏe kinh tế của Trung Quốc còn đang ở thế bấp bênh, thì làm sao có chuyện đi lo việc cho anh hàng xóm mà mình vốn bằng mặt mà chẳng bằng lòng?

Bởi vậy mới nói, cáo buộc của phương Tây khi cho rằng Trung Quốc chống lưng cho Nga là thiếu cơ sở, do đó Trung Quốc mới có cái lý nói ngược lại rằng, các ông đang mượn cớ để đe dọa tôi. Nhưng sự thật không phải Trung Quốc làm ăn với Nga mà giàu có, mà lại là làm ăn với phương Tây mới trở lên giàu có. Tức là, các tập đoàn phương Tây, các chính trị gia của cả Mỹ và EU đều bắt tay với Trung Quốc và kiếm lợi từ thị trường này. Họ đã âm thầm rót rất nhiều tiền đầu tư và thu lại nguồn lợi khổng lồ từ đây. Chính vì những khoản lợi lớn từ Trung Quốc mà họ đã trót nuốt, nên khi họ đề cập tới vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, thì giới chức Bắc Kinh đơn giản chỉ coi đó là đàn gảy tai trâu. Vì vấn đề vi phạm nhân quyền là cực kỳ nghiêm trọng ở Trung Quốc. Đây không phải là 1-2 điều được nói tới mà là hàng loạt những đàn áp và tội ác diệt chủng quá khủng khiếp xảy ra hàng thập kỷ, nhưng phương Tây vẫn phớt lờ nó vì miếng mồi lợi ích. Lương tâm không đáng 1 xu. Cho nên giới chức Nga vẫn nói phương Tây là đạo đức giả. Vì thực sự cái mà họ quan tâm không phải là giá trị phổ quát: Tự do-dân chủ-nhân quyền, nó đơn giản chỉ là tiền và là bao nhiêu tiền mà thôi.

Chúng ta sẽ lấy ví dụ điển hình về chính sách Trung Quốc của nước Mỹ để hiểu rõ lập luận trên.

Quan hệ Mỹ- Trung qua các đời tổng thống

Vào tháng 2 năm 1972 Tổng thống Mỹ Nixon thăm Trung Quốc. Thông cáo chung tạo tiền đề cho việc cải thiện quan hệ Mỹ-Trung bằng cách cho phép Trung Quốc và Mỹ thảo luận các vấn đề khó khăn, đặc biệt là Đài Loan.

Năm 1978, Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter công nhận đầy đủ về mặt ngoại giao cho Trung Quốc, đồng thời thừa nhận nguyên tắc Một Trung Quốc của Trung Quốc đại lục và cắt đứt quan hệ bình thường với Đài Loan.

Đến tháng 7 năm 1982 Trung Quốc trong kỷ nguyên Tổng thống Mỹ Reagan, trong đó đặc biệt quan trọng là trong chuyến thăm của Reagan thăm Trung Quốc vào tháng 4 năm 1984 và vào tháng 6, chính phủ Mỹ cho phép Bắc Kinh mua thiết bị quân sự của Mỹ . Xin lưu ý, Trung Quốc là 1 cường quốc với khả năng sao chép công nghệ đỉnh cao. Và đây là 1 cách mà công nghệ Mỹ xâm nhập vào Trung Quốc, đồng thời được nghiên cứu sau đó thì Trung Quốc biến nó thành sức mạnh cho phát triển công nghệ vũ khí quốc phòng của mình. Cho nên cường quốc quân sự của Trung Quốc ngày hôm nay đều bắt đầu từ Mỹ.

Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã ký Đạo luật Quan hệ Mỹ-Trung năm 2000 vào tháng 10, trao cho Bắc Kinh quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Hoa Kỳ và mở đường cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001. Từ năm 1980 đến năm 2004, thương mại Mỹ-Trung tăng từ 5 tỷ USD đến 231 tỷ USD. Năm 2006, Trung Quốc vượt qua Mexico để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Hoa Kỳ, sau Canada. 

Kết quả của nó là tháng 8 năm 2010 Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tiếp theo đó là 8 năm dưới sự cầm quyền của Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc một lần nữa trở lên hùng mạnh hơn nhờ những giao dịch phía dưới gầm bàn của Obama và Tập Cận Bình. 

Mãi cho tới khi ông Donald Trump làm chủ Nhà Trắng, chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ mới thực sự đi vào đúng quỹ đạo. Ông Trump đã thực hiện hàng loạt các cuộc chiến tranh thương mại khiến Trung Quốc phải điêu đứng. Trong 4 năm cầm quyền của ông Trump, Trung Quốc không những bị phơi bày trong điểm yếu chiến lược ở góc độ là nền kinh tế ăn xổi, mà còn bị thiệt hại không nhỏ vốn đầu tư từ nước ngoài rót vào Trung Quốc. Và thế là, Trung Quốc trong thời Trump khá im ắng, ngay cả hoạt động bành trướng ở Biển Đông cũng e dè hơn. Đến thời Biden lãnh đạo nước Mỹ, Trung Quốc 1 lần nữa phất lên như nấm gặp mưa. Và Biden đã mang đến cho ông Tập rất nhiều cơ hội kiếm lợi. Người ta đã chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa gia đình Biden và chính quyền Bắc Kinh. Trong báo cáo của mình vào tháng 2/2023, NYP đã viết: 

Hunter Biden THỪA NHẬN Joe là ‘ông lớn’ trong thương vụ trị giá 5 triệu đô la với Trung Quốc….. Trong phiên điều trần cho cuộc điều tra luận tội hôm thứ Tư, Hunter Biden xác nhận rằng cha anh, Joe Biden, là “người ông lớn” được đề cập trong một email liên quan đến giao dịch kinh doanh với một công ty năng lượng trực thuộc nhà nước Trung Quốc, mang lại lợi ích tài chính cho các thành viên trong gia đình Biden và các cộng sự của họ. Tuy nhiên, ông bác bỏ ý kiến ​​cho rằng tổng thống được chia 10% cổ phần trong thương vụ. Dân biểu Marjorie Taylor Greene (R-Ga.), một thành viên Ủy ban Giám sát Hạ viện, đã chuyển tiếp đến Breitbart sau lời khai riêng kéo dài sáu giờ của Hunter tại Capitol Hill, “Chúng tôi đã thẩm vấn Hunter về 10% cổ phần của ‘ông lớn’.” Khi chúng tôi đưa email cho anh ấy, anh ấy trả lời: ‘Ồ, đó là sau khi cha tôi rời nhiệm sở.'” nhưng vấn đề là Biden vẫn đang tại nhiệm. Cho nên sự thừa nhận lần đầu tiên của Hunter rằng cộng sự kinh doanh cũ của ông, James Gilliar, thực sự đang đề cập đến Joe Biden khi đề xuất vào ngày 13 tháng 5 năm 2017 rằng 10% cổ phần trong mối quan hệ hợp tác sinh lời với CEFC China Energy là nhằm “dành cho ông lớn”.

Đây chỉ là ví dụ điển hình mà chúng ta đề cập làm minh chứng cho luận điểm, chính phương Tây là người hậu thuẫn cho Trung Quốc lớn mạnh và giờ họ lại hô hào chống Trung Quốc. Và chính phương Tây cũng bất chấp vấn đề vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc để trục lợi từ nguồn nhân công giá rẻ là các trại lao động cưỡng bức hay làm đầu ra cho đường dây buôn bán nội tạng người, nhưng họ lại giao giảng cho chúng ta về giá trị phổ quát của tự do-dân chủ-nhân quyền. Đây chính là mặt trái đang được phơi bày trong nền chính trị bẩn ở xã hội phương Tây mà bản thân Tổng thống Nga Putin đã nhiều lần nói rằng, phương Tây đã đánh mất hào quang của giá trị phổ quát.