Đảng Dân chủ Mỹ đang xúc tiến một vụ luận tội chưa từng có và bị chỉ trích là “vi hiến” nhắm vào cựu Tổng thống Donald Trump.
Vào tối ngày 25/1, tức sáng nay (26/1) theo giờ Việt Nam, Hạ viện Mỹ do Đảng Dân chủ chiếm đa số đã tổ chức một đoàn diễu hành bưng bản luận tội ông Trump lên Thượng viện.
Tóm tắt nội dung
Cuộc diễu hành trong bóng tối
Tất cả các thành viên trong đoàn diễu hành đều đeo khẩu trang màu đen. Hiện chưa rõ lý do vì sao các đảng viên Dân chủ quyết định diễu hành tới Thượng viện vào buổi tối.
This would be perfect set to “The Imperial March”. #impeachment
— Shannon Meuse (@shanecdotes_) January 26, 2021
US House delivers article of impeachment to the Senate https://t.co/fPJ3662jjn
Cư dân mạng John Oregon Deplorican bình luận trên Twitter: “Xem Đoàn diễu hành của Những người lính gỗ đeo khẩu trang đen mang ra bản luận tội vi hiến, bất hợp pháp này tới Thượng viện; càng khẳng định điều mà tất cả chúng ta đều biết: ‘Không ai đứng trên luật pháp,… ngoại trừ (Chủ tịch Hạ viện) Nancy Pelosi và giới lãnh đạo Đảng Dân chủ‘”.
Cuộc luận tội vội vàng, thiếu sót
Đảng Dân chủ gấp rút luận tội Tổng thống Trump ngay sau ngày 6/1, ngày xảy ra vụ đột nhập vào Điện Capitol. Ông Trump bị cáo buộc là kích động người biểu tình xông vào Điện Capitol, dù ông không có phát ngôn nào như vậy.
Hôm 13/1, toàn bộ các đảng viên Dân chủ và 10 dân biểu Cộng hòa đã bỏ phiếu thông qua bản luận tội Tổng thống Trump.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của Đảng Cộng hòa cho rằng quá trình luận tội của Hạ viện là vội vàng, thiếu sót và sẽ gây chia rẽ hơn nữa. Ông Graham chỉ ra các vấn đề của cuộc luận tội: “Nó không có các phiên điều trần. Không có nhân chứng. Đó là một quy trình vội vàng, sau này nó sẽ trở sẽ trở thành mối đe dọa đối với các tổng thống tương lai”.
Thượng viện Mỹ dự kiến tổ chức phiên tòa về vụ luận tội vào ngày 8/2.
Chánh án Tối cao Pháp viện không làm chủ tọa
Theo quy định trong Hiến pháp, Chánh án Tối cao Pháp viện Mỹ sẽ là người chủ tọa phiên tòa luận tội tổng thống. Nhưng Chánh án hiện tại là ông John Roberts sẽ không tham gia phiên tòa vào ngày 8/2, theo thông tin từ giới truyền thông Mỹ.
Trang Unite For 45, một trang thông tin do những người ủng hộ Tổng thống Trump thành lập, cho rằng Chánh án Roberts không muốn chủ trì phiên tòa này vì ông không muốn trở thành “cái roi chính trị”.
Đảng Dân chủ cử nghị sỹ của mình lên làm chủ tọa
Thay vào vị trí của Chánh án Roberts, Đảng Dân chủ đã cử Thượng nghị sĩ Patrick Leahy của chính đảng mình làm chủ tọa.
Đảng Dân chủ lập luận rằng: Hiên pháp quy định Chánh án chủ trì phiên tòa luận tội tổng thống; nhưng ông Trump không còn là tổng thống kể từ ngày 20/1; nên Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Leahy của Đảng Dân chủ có thể lên làm chủ tọa.
Theo Washington Times, các đảng viên Cộng hòa phàn nàn là Đảng Dân chủ “lách luật”; vì Hiến pháp khi được xây dựng đã không hình dung ra việc luận tội một cựu tổng thống.
Thượng nghị sĩ John Cornyn, đảng viên Đảng Cộng hòa Texas, nói với Fox News rằng: Nếu ông Leahy làm chủ tọa, điều đó có thể gây ra “xung đột lợi ích”.
Cuộc luận tội “giả dối, ngu ngốc, có hại cho đất nước”
Việc đảng Dân chủ cử đảng viên của mình lên làm thẩm phán vụ luận tội ông Trump đã thu hút sự chỉ trích từ Đảng Cộng hòa và giới quan sát.
Thượng nghị sỹ Rand Paul của Đảng Dân chủ hôm 24/1 đã có bài bình luận trên The Hill; trong đó ông kêu gọi “tẩy chay cuộc luận tội giả dối”.
“Tôi nghĩ đó là một cuộc luận tội giả dối. Nếu Chánh án không tham dự, đó chỉ là một trò hề của đảng phái”, Thượng nghị sĩ Rand Paul phát biểu. “Hiến pháp quy định rằng chỉ có thể luận tội tổng thống, và nếu luận tội tổng thống, chánh án sẽ làm chủ tọa.”
Thượng nghị sỹ Marco Rubio của Đảng Cộng hòa nói với Fox News rằng phiên tòa luận tội hôm 8/2 là một điều “ngu ngốc” và “có hại cho đất nước”.
Ông Rubio chỉ trích Đảng Dân chủ có thái độ “ngạo mạn” khi cố gắng giành lệnh cấm ông Trump ra tranh cử.
Ông Rubio nói: “Tôi nghĩ rằng đó là một tuyên bố ngạo mạn cho bất kỳ ai đưa ra nó. Các cử tri có quyền quyết định bầu cho ai. Chúng ta là ai mà có quyền bảo cử tri họ có thể bỏ phiếu cho ai trong tương lai?”.