Trung Quốc đang áp dụng một kiểu chiến tranh xâm lược âm thầm. Điều này có thể thấy rõ ở Biển Đông cũng như quốc gia nhỏ Bhutan.
Những kẻ chuyên quyền đang nuốt chửng các nước láng giềng của họ từng miếng một. Đó là bình luận trên tờ Bloomberg hôm 17/5 của ông Hal Brands, Giáo sư xuất sắc của Henry Kissinger tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp, Đại học Johns Hopkins. Ông cũng là học giả tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ.
- Biển Đông: Dân quân Trung Quốc vừa đánh bắt cá, vừa theo dõi tàu Việt Nam
- Trung Quốc dọa Bangladesh không được tham gia ‘Bộ tứ kim cương’
- Vì sao Trung Quốc trở thành kẻ thù vĩnh viễn của Ấn Độ?
Giáo sư Brands cho biết, cuộc chiếm đất của Trung Quốc thế kỷ 21 trông như thế nào? Bắc Kinh đang cho thế giới một ví dụ minh họa là Bhutan. Trung Quốc đang lặng lẽ chiếm một phần đất từ quốc gia láng giềng nhỏ bé trên dãy Himalaya. Trung Quốc đang thể hiện chiến thuật ưa thích của họ; Đó là muốn thay đổi trật tự quốc tế nhưng không sẵn sàng đối đầu trực diện.
Trung Quốc xây dựng cơ sở an ninh, làng mạc trên lãnh thổ Bhutan
Ngày 7/5, các nhà nghiên cứu đã tiết lộ việc Trung Quốc chiếm đất Bhutan trên tạp chí Foreign Policy. Bắc Kinh đã tìm cách củng cố biên giới Tây Tạng của mình trong nhiều năm nhằm tạo đòn bẩy với đối thủ Nam Á là Ấn Độ. Họ lén lút xây dựng các cơ sở an ninh, một khu phức hợp đường xá, làng mạc trên đất thuộc Bhutan.
“Chính phủ Bhutan liệu có nhận ra rằng quân đội Trung Quốc đã thật sự xâm chiếm lãnh thổ của họ ở một khu vực nhỏ bé, xa xôi hay không? Hay họ biết nhưng bất lực trong việc đáp trả?”, ông Brands viết.
Giáo sư bình luận: “Đây là một thủ đoạn ngày càng quen thuộc. Nó là bản chất của xâm lược lãnh thổ trong thế giới hiện đại. Không phải lúc nào nó cũng theo cách này. Trước năm 1945, người ta thường thấy những cuộc xâm lược thẳng thẳng và trắng trợn”.
Học giả Brands cho biết: “Trung Quốc lặng lẽ gửi quân đến những phần địa hình khó tiếp cận mà Bhutan hoặc Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Họ kiểm tra quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông; bằng cách áp dụng áp lực quân sự cấp thấp với lực lượng bảo vệ bờ biển của họ”.
Giáo sư Brand nhận định: “Cuộc chinh phục lén lút của Trung Quốc ở Bhutan khiến những cam kết của nước này thật nực cười; rằng họ sẽ không bao giờ bành trướng hoặc tìm kiếm bá quyền”.
Trung Quốc từng bước kiểm soát Biển Đông
“Trung Quốc đã áp dụng cách tiếp cận từng bước, từng bước để kiểm soát Biển Đông. Họ xây dựng đảo nhân tạo, chiếm giữ một bãi đá ngầm đang tranh chấp ở đó; nhằm thay đổi hiện trạng mà không gây ra xung đột lớn với các nước láng giềng hoặc Washington”, giáo sư Brands bình luận.
Ông cho biết thêm, năm 2012 khi Trung Quốc chiếm lấy bãi đá ngầm Scarborough từ Philippines, họ cũng chỉ bị chỉ trích nhẹ nhàng. Năm 2013 họ bắt đầu chiến dịch xây dựng đảo và giành vị trí ưu thế ở Biển Đông.
Giáo sư Brands viết: “Nếu họ có thể chiếm đất mà không bị trừng phạt gì cả, không có cớ gì mà họ không tiếp tục làm như vậy”.
Các nhà quan sát nhận định Trung Quốc đang áp dụng chiêu trò tương tự bãi cạn Scarborough để chiếm trọn Đá Ba Đầu của Việt Nam.
Đá Ba Đầu là một bãi đá ngầm tại Biển Đông, thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bãi đá này cũng là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Philippines và Đài Loan.