Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin mới đây tuyên bố nước này sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Ông cho biết Manila sẽ phát triển đội tàu, bao gồm nhiều tàu đánh cá trên biển, bất chấp việc tăng khả năng đụng độ với tàu Trung Quốc.
- Tại sao nhiều quốc gia châu Á tiếp tục lún sâu vào bẫy nợ Trung Quốc?
- Nhật Bản lạnh lùng với Trung Quốc, gần gũi Việt Nam
- Ông Putin đề xuất liên minh quân sự Nga-Trung chống Mỹ, Bắc Kinh nói gì?
“Đây là cách chúng tôi đang làm, không nhượng bộ. Chúng tôi sẽ đáp trả bất cứ vi phạm nào”, hãng truyền thông quốc gia Philippines ngày 27/10 dẫn lời ông Locsin phát biểu tại buổi thảo luận trực tuyến của Tổ chức Asia Society (Mỹ).
Ông Losin cho biết Manila sẽ tăng cường đội tàu trên Biển Đông. “Chúng tôi sẽ tràn khắp các khu vực bởi đó là chiến lược của Trung Quốc – đưa tàu cá tràn ngập các khu vực”, theo Bloomberg.
Ngoại trưởng Philippines thừa nhận việc triển khai các tàu ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ xảy ra “tai nạn”. Tuy nhiên, ông viện dẫn hiệp ước phòng thủ Philippines-Mỹ sẽ được kích hoạt nếu tàu quân sự Philippines bị tấn công.
Ông Locsin khẳng định Manila luôn phản đối các vi phạm của Bắc Kinh. Ông nhấn mạnh rằng “điều này rất quan trọng cho luật pháp quốc tế. Một khi bỏ qua vi phạm, nó sẽ tạo thành tiền lệ xấu. Từ đó khiến thế giới có cớ, khiến bạn nhượng bộ cường quốc giàu mạnh hơn. Đừng đưa cho họ cái cớ”. Ông cho biết Manila kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
Trước đó, Hải quân Philippines hôm 13/10 thông báo chuẩn bị triển khai hơn 200 dân quân được trang bị súng đến Biển Đông để tuần tra và bảo vệ ngư dân nước này trước sự quấy rối của tàu Trung Quốc, theo Tin360.
Trong một báo cáo về đánh bắt cá trái phép được công bố ngày 17/9, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG) đã lên án đội tàu cá cũng như lực lượng dân quân vũ trang trên biển của Trung Quốc đã giúp nước này thực thi các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Lực lượng này với hơn 3.000 tàu đã dùng chiến thuật hung hăng để quấy rối, ép buộc, xua đuổi ngư dân của các nước láng giềng khỏi ngư trường truyền thống.