Trong lúc ông Quang điều khiển ôtô chở khách qua đèo Bà Nam (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định) thì bất ngờ đất đá đổ sập xuống, đè lấp chiếc xe.
- Video: Sạt lở tại núi Bà Đen, người dân hoảng hốt bỏ chạy
- Clip: Sạt lở đất tại Đà Lạt, nhiều nhà dân, khách sạn nguy cơ bị chôn vùi
- Video: Thủ lĩnh chó ‘thuyết phục’ cừu nổi loạn vào chuồng, thợ lành nghề đây chứ đâu
Tin từ Thanh Niên, vụ việc xảy ra vào chiều ngày 14/11, rất may không gây thương vong về người.
Ông Hồ Minh Quang (tài xế xe khách bị đè) cho biết: “Xe tôi đang lên chân dốc của đèo được khoảng 150m là đất đá bắt đầu rơi xuống, hoảng quá tôi đành cho xe chạy lùi nhưng chỉ được một đoạn thì phía sau đất đá sạt lở chắn đường nên không thể lui xe tiếp được nữa”.
Thấy nguy hiểm, ông Quang nhảy qua bên ghế phụ để đưa 2 người khách trên xe ra ngoài trước khi đá tràn xuống, đè ngang xe.
Tại hiện trường, xe khách bị đất đá che lấp và lật nghiêng một bên. Ngoài vị trí sạt lở đè trúng xe khách, đoạn qua đèo Bà Nam có khoảng 6 điểm sạt lở núi khác.
Zing thông tin, trong đợt mưa lũ vừa qua huyện Phù Mỹ là nơi chịu nhiều thiệt hại nặng. Nhà chức trách huyện này thông kê, có hơn 2.300 nhà dân trong huyện bị ngập, hơn 200 hộ với 700 người dân phải di dời. Một phụ nữ 66 tuổi ở xã Mỹ Châu sụp xuống mương nước tử vong.
Hôm 14/11, tại phường Quang Trung (TP. Quy Nhơn), mưa lớn kéo dài khiến đất đá, cây cối từ trên núi bị sạt lở, đổ ập xuống gây hỏng nặng hai nhà dân ở đây.
Cùng ngày, vụ sạt lở khác xảy ra tại núi Vũng Chua, đoạn sát quốc lộ 1D thuộc qua phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn, gây ách tắc giao thông.
Ngập lụt và sạt lở chia cắt làm 61.000 học sinh tỉnh này không thể đến trường, tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ.
Phía Đài Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa tin, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao nên từ ngày 15 đến 18/11, ở Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Lượng mưa dự báo từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định, Phú Yên, phổ biến 200-300 mm, có nơi trên 400 mm; nguy cơ ngập lụt diện rộng ở vùng trũng, lũ quét, sạt lở núi ở vùng cao.