Các dự án thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI giữa các quốc gia dọc sông Mekong; với chính quyền Trung Quốc như “thỏa thuận với quỷ”. Các nước vùng Mekong đang đối phó với “con quỷ” làm tổn hại sinh kế của người dân. Các quốc gia Đông Nam Á đang giao “vũ khí quốc gia” cho Trung Quốc.

Đó là bình luận của Tiến sĩ Vương Duy Lạc, chuyên gia thủy văn nổi tiếng trên tờ The Epoch Times ngày 6/5. Ông là tác giả của cuốn sách “36 chiến lược của Dự án đập Tam Hiệp”.

Sông Mekong bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng và chảy qua 6 quốc gia; bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Tiến sĩ Vương nói, các đập trên sông Mekong đang hủy hoại môi trường sinh thái. Nó đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của nghề cá; cũng như sinh kế của hàng chục triệu ngư dân trên lưu vực sông Mekong.

Bình luận của ông Vương được đưa ra sau khi hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Đảng Cộng sản Trung Quốc khuếch trương bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Mỹ chủ trì. Họ khoe khoang Dự án Vành đai – Con đường là kim chỉ nam để xây dựng “cộng đồng con người với một tương lai chung”. Họ lấy 7 trạm thủy điện trên sông Nam Ou ở Lào; được xây dựng bởi Trung Quốc – là một ví dụ hoàn hảo.

Sông Nam Ou ở Lào là một trong 12 phụ lưu chính của sông Mekong, con sông lớn nhất ở Đông Nam Á.

Các nước Đông Nam Á đã giao nộp “vũ khí quốc gia” cho chính quyền Trung Quốc

Trong 5 năm qua, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhắm mục tiêu đến lưu vực sông Mekong; và đầu tư vào một số dự án cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm cả các trạm thủy điện. ĐCSTQ đầu tư vào sông Mekong để kiểm soát các nước Đông Nam Á, theo Tiến sĩ Vương Duy Lạc.

Tiến sĩ thủy văn cho biết, ĐCSTQ coi các dự án cơ sở hạ tầng ở lưu vực sông Mekong như đập Tam Hiệp; là “vũ khí quan trọng quốc gia” cần phải nằm trong tay Bắc Kinh.

Tương tự, ông Vương cho biết, chính quyền Trung Quốc sẽ xem các dự án cơ sở hạ tầng dọc sông Mekong theo cách giống nhau; và có cùng khả năng tác động đến sự trỗi dậy hay suy tàn của Trung Quốc.

Ông Vương lưu ý rằng, hoạt động của các trạm thủy điện dọc sông Mekong ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các khía cạnh của việc cung cấp năng lượng và quản lý kênh sông ở địa phương.

Ngoài ra, chuyên gia thủy văn cảnh báo: Bằng việc cho Trung Quốc tham gia các dự án trên sông Mekong, các nước ven sông đang giao nộp “vũ khí quan trọng của quốc gia” cho ĐCSTQ.

Chuyên gia thủy văn nhận định: ĐCSTQ thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và Con đường” ở lưu vực sông Mekong; nhằm kiểm soát “vũ khí quan trọng quốc gia” của các nước thuộc lưu vực sông Mekong; từ đó kiểm soát toàn bộ Đông Nam Á.

Các dự án của Trung Quốc tại sông Mekong là “thỏa thuận với quỷ”

Trong 10 năm qua, phát triển thủy điện trên lưu vực sông Mê Kông ngày càng mở rộng. Có 11 dự án đang hoạt động hoặc đang trong quy hoạch. Chúng bao gồm 7 nhà máy thủy điện ở Lào, 2 nhà máy ở Campuchia và 2 nhà máy ở biên giới Lào – Thái.

Tại Lào, Trung Quốc đã xây dựng nhà máy thủy điện Nam Lik 1-2 công suất 100.000 kWh; nhà máy thủy điện Nam Ngum 5 công suất 120.000 kWh; và trạm thủy điện sông Nam Ou theo hình thức “Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT ).

Bản đồ cho thấy sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Các vạy màu đỏ thể hiện các dự án đập thủy điện trên sông Mekong ở Lào, Campuchia
Bản đồ cho thấy sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Các vạy màu đỏ thể hiện các dự án đập thủy điện trên sông Mekong ở Lào, Campuchia (ảnh: https://www.scientists4mekong.com/).

Ông Vương chỉ ra rằng, các dự án cơ sở hạ tầng này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy nhiên, các dự án đó vẫn là một “thỏa thuận với quỷ”; vì nó khiến dòng sông bị tắc nghẽn, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên bị hủy hoại.

Những thiệt hại từ các dự án sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích của Nhà máy thủy điện. Nghề cá ở lưu vực sông Mekong hiện phải đối mặt với mối đe dọa từ các con đập làm ảnh hưởng đến sự di cư của cá và hệ sinh thái; từ đó gây thiệt hại kinh tế do phát triển.

Các đập trên sông đang hủy hoại môi trường sinh thái

Trong một nghiên cứu có tiêu đề “Những con sông khổng lồ – Cá khổng lồ của sông Mekong”, Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) cho biết; các con đập trên sông Mekong là mối đe dọa lớn nhất và cấp bách nhất đối với loài cá khổng lồ của sông Mekong. Vì chúng làm gián đoạn quá trình di cư các tuyến đường của cá khổng lồ.

Ông Vương cho biết, các con đập ngăn dòng chảy xuống của trầm tích chứa chất dinh dưỡng cho cá. Nước chảy từ hồ chứa cũng lạnh hơn nước sông bình thường vài độ. Điều này cũng có thể làm gián đoạn quá trình sinh sản của cá.

Theo Cục Ngoại thương của Bộ Kinh tế Đài Loan, sông Mekong đã chứng kiến sự sụt giảm 76% về cá nước ngọt và 94% về số lượng cá khổng lồ kể từ năm 1970.

Tạp chí Nature báo cáo rằng, ước tính khoảng 60% sản lượng đánh bắt ở lưu vực hạ lưu sông Mekong; là do cá di cư cần vượt sông mà không bị cản trở để đẻ trứng ở những khu vực thích hợp.

Việc xây dựng các con đập sẽ cản trở sự di cư của những loài cá này. Nó khiến nhiều loài trong số chúng có nguy cơ tuyệt chủng.

Tác động tiêu cực đến cuộc sống người dân

Theo Ủy ban sông Mekong, thiệt hại về cá do các con đập ước tính lên tới gần 23 tỷ USD vào năm 2040.

Ngoài nghề cá, mất rừng, đất ngập nước và rừng ngập mặn có thể lên tới 145 tỷ USD.

Các con đập cũng sẽ làm giảm lượng phù sa và hạn chế sự phát triển của lúa dọc theo sông Mekong. Nó khiến hàng chục triệu ngư dân ở lưu vực sông Mekong rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Sông Mekong được mệnh danh là “thủy sản tự nhiên” và nổi tiếng với 1.148 loài cá; đứng thứ ba trên thế giới về đa dạng loài cá sau lưu vực sông Amazon và sông Congo.

Hạ lưu vực sông Mê Kông có ngành đánh bắt nội địa lớn nhất trên thế giới; với tổng sản lượng đánh bắt hàng năm là 2,3 triệu tấn cá; trị giá 11 tỷ USD. Nó cung cấp tới 80% lượng protein động vật cần thiết cho người dân lưu vực sông Mekong trên một cơ sở hàng ngày.

Sông Mekong cũng là nơi sinh sống của nhiều loài cá có giá trị kinh tế, trong đó có loài cá đuối nước ngọt lớn nhất thế giới.

Bốn trong số mười loài cá nước ngọt hàng đầu thế giới sống ở sông Mekong; bao gồm cá đuối nước ngọt, cá da trơn, cá tra và cá ngạnh khổng lồ.