Với cách sống khác nhau, 2 người bạn trong câu chuyện bên dưới đây đã nhận được kết quả khác nhau ra sao? Bài học mà chúng ta cần nhìn nhận ra là gì?
- Ngôi đền cổ khác thường tại Thổ Nhĩ Kỳ
- Thầy giáo cự tuyệt tà dâm tích đại đức, thọ mệnh kéo dài thêm 24 năm
Tóm tắt nội dung
Hai quan niệm khác nhau của 2 người bạn
Ngày xưa ở 1 ngôi làng có 2 người bạn tên là Rinku và Mohan. Cả hai đã cùng nhau hùn tiền và mua 1 cánh đồng để làm ăn; họ dự định sẽ cùng nhau trồng các loại cây lương thực ở trên đó.
Trong khi Mohan cả ngày nỗ lực chăm chỉ làm việc thì Rinku hoàn toàn ngược lại chẳng làm gì. Rinku luôn tin rằng chỉ cần thành tâm ngồi cầu khấn Thượng đế thì rồi cuối cùng anh ta cũng sẽ có mùa màng bội thu mà thôi.
Thấy bản thân nỗ lực cả ngày lẫn đêm còn người bạn của mình thì chỉ ngồi không suốt ngày chắp tay cầu khấn; Mohan đã đi tìm Rinku và khuyên giải anh quay về cùng làm việc với mình. Thế nhưng, đề nghị này của Mohan đã bị từ chối 1 cách phũ phàng.
Ai mới là người xứng đáng, gặt hái được thành quả
Thời gian cứ thế trôi đi, hoa màu của Mohan cuối cùng cũng đến ngày thu hoạch. Một mình anh thu hái chúng, đem ra chợ bán được với giá cao. Khi hai người bạn chia tiền, Mohan nói với Rinku: “Tôi phải nhận được nhiều hơn vì chỉ có tôi nỗ lực vất vả làm việc, còn anh thì ngồi không chẳng làm gì, cả ngày cứ cầu xin thượng đế”.
Nghe thấy người bạn nói thế, Rinku phản bác: “Chính là nhờ có tôi ngày đêm thành tâm cầu khấn Thượng đế phù hộ, cho nên chúng ta có mùa màng bội thu thì mới được như thế. Anh biết điều nên chia cho tôi phần hơn mới phải”.
Hai người bạn nhờ trưởng làng phân xử
Cả hai sau một hồi tranh luận, không ai chịu nhường ai. Cuối cùng họ đến nhà của trưởng làng và nhờ phân xử giúp. Sau khi nghe xong câu chuyện, trưởng làng hiểu ra vấn đề. Ông đem hai bao gạo trộn lẫn với sỏi và nói với cả hai: “Mỗi anh hay mang một bao gạo trộn sỏi này về rồi nhặt riêng sỏi và gạo ra. Sáng mai, cả hai cùng mang gạo quay trở lại đây, tôi sẽ phân xử giúp. Thứ mà các anh mang đến sẽ quyết định xem ai sẽ là người nhận được phần nhiều hơn.”
Mohan và Rinku nghe theo lời trưởng làng, họ mang bao gạo trộn sỏi về nhà. Sáng hôm sau, lại mang theo chúng đến.
Người chiến thắng, là người luôn biết nỗ lực chăm chỉ
Khi trưởng làng xem xét hai bao gạo thì thấy có sự khác biệt.
Bao gạo của Mohan chỉ toàn có gạo, vì anh ấy đã dành cả đêm để nhặt hết sỏi ra. Còn bao gạo của Rinku thì sao?
Rinku sau khi thấy bao gạo của Mohan thì cũng ra vẻ rất tự tin, anh ta nói: “Tôi tin vào Thượng đế, tôi đã thức suốt đêm qua và cầu nguyện, chắc chắn là bao gạo của tôi cũng đã được nhặt sạch sẽ những viên sỏi.”
Thế nhưng, khi chiếc bao được mở ra thì gạo và sỏi vẫn ở trạng thái trộn lẫn như ngày hôm trước. “Phần lớn số tiền bán hoa màu sẽ dành cho Mohann”, vị trưởng làng nói.
Rinku rất thất vọng với kết quả này. Nhìn thấy thế, vị trưởng làng quay sang nói với anh ta: “Anh cầu nguyện trước Thượng đế không có gì sai, nhưng anh cũng vẫn cần phải nỗ lực bản thân thì mới được, vì Thượng đế chỉ giúp những ai tự biết giúp mình mà thôi”.
Rinku như hiểu ra tất cả. Từ ngày hôm đó, ngày nào Rinku cũng cùng Mohan chịu khó ra đồng làm việc chăm chỉ với nhau.
Thần Phật sẽ không thể giúp nếu như chính mình không biết nỗ lực, cố gắng
Thay vì chỉ biết ngồi yên và cầu xin thượng đế, cần phải biết tự thắp đuốc để đi chứ đừng chỉ chờ đợi mà không làm gì cả.
Tin vào Thần Phật là điều không sai, nhưng chỉ biết cầu xin mà không biết tu tâm tích đức, tự nỗ lực bản thân thì Thần Phật cũng không thể giúp bạn được.
Đức Phật cũng từng nói: “Hãy là ánh sáng của chính mình”. Nếu không tự cố gắng, không tự nỗ lực, thì không có thần tiên nào có thể cứu giúp được.
Chúng ta không có quyền lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn cách sống của chính bản thân mình.
Hy vọng rằng câu chuyện về 2 người bạn nói trên, sẽ giúp cho mỗi chúng ta có được nhận định đúng đắn để lựa chọn lối đi sáng suốt cho cuộc đời mình.