Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã có động thái chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở hai quốc gia Nam Á, Sri Lanka và Maldives.
- Tại sao nhiều quốc gia châu Á tiếp tục lún sâu vào bẫy nợ Trung Quốc?
- Cố vấn Mỹ: Trung Quốc trộm cắp, thất hứa và giăng bẫy nợ cho các nước
- Lào bị đánh tụt xếp hạng quốc gia, nguy cơ dính bẫy nợ Trung Quốc
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 28/10 thông báo sẽ mở Đại sứ quán tại Maldives và gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc là “kẻ săn mồi”.
Tờ Nikkei cho biết ông Pompeo đưa ra bình luận trên trong chuyến thăm Sri Lanka và Maldives. Ông Pompeo cảnh báo hai quốc gia này cần đề phòng các khoản đầu tư và cho vay từ Trung Quốc.
Ngoại trưởng nói: “Các thỏa thuận xấu xa, vi phạm chủ quyền, vô luật pháp trên đất liền và trên biển cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc là một kẻ săn mồi”.
Bắc Kinh đã tài trợ cho Sri Lanka và Maldives các dự án cảng, đường cao tốc, các phần khác của cơ sở hạ tầng; với các khoản vay trị giá hàng tỷ USD. Đây là một phần của Sáng kiến “Vành đai và Con đường” do ông Tập Cận Bình khởi xướng.
Với chính sách ngoại giao bẫy nợ, Trung Quốc đã xác lập vị trí vững chắc ở cả hai nước; phá bỏ thế độc quyền mà Ấn Độ đã có trong nhiều thập kỷ.
Mỹ chống ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Á
Ngoại trưởng Pompeo cho biết Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ đối tác với Sri Lanka; trên cơ sở vì một Sri Lanka “dân chủ, hòa bình, thịnh vượng và hoàn toàn có chủ quyền”.
Maldives đóng vai trò là cửa ngõ dẫn đến một tuyến vận tải thương mại quan trọng. Ông Pompeo thông báo Mỹ có kế hoạch mở đại sứ quán ở Male. Điều này có thể gia tăng xung đột địa chính trị với Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Trump đang tăng cường hợp tác an ninh với Ấn Độ, Nhật Bản và Úc; nhằm chống lại sự hiện diện kinh tế ngày càng mở rộng của Trung Quốc.
Sự tham gia của Washington vào khu vực Ấn Độ Dương sẽ làm thay đổi ảnh hưởng giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Maldives. Nó xuất phát từ một thỏa thuận quốc phòng mà Washington và Male đã ký.
Thỏa thuận này phù hợp với các mục tiêu của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc; một liên minh mong muốn xây dựng an ninh trên khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Một nhà khoa học chính trị người Maldives, Azim Zahir cho biết: “Đã có sự cạnh tranh địa chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Nam Á. Các quốc gia nhỏ như Maldives đã bị cuốn vào. Nhưng bây giờ sự cạnh tranh lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng”.
Ông Zahir cho biết, việc Washington mở đại sứ quán tại Male sẽ có lợi về mặt chính trị cho chính quyền quần đảo. Ông nói: “Với một chính phủ ủng hộ Ấn Độ ở Male, Maldives hiện đang nằm trong quỹ đạo chiến lược của Ấn Độ và ngày càng trở nên vững chắc hơn”.
Sri Lanka đứng trước ‘ngã ba đường’
Cựu đại sứ Sri Lanka tại Nga, Dayan Jayatilleka nói với Nikkei Asia: “Đây không phải là một biện pháp tu từ, mà là nơi Hoa Kỳ đang vạch ra ranh giới bằng cách thúc đẩy một loạt các giá trị”.
Còn Tổng thống Sri Lanka thân Trung Quốc, ông Gotabaya Rajapaksa đã phản đối việc ông Pompeo đấu với Trung Quốc. Ông nói với Ngoại trưởng Hoa Kỳ rằng thành phố Colombo của Sri Lanka nợ Bắc Kinh rất nhiều vì sự hỗ trợ phát triển của Trung Quốc kể từ năm 2009.
Ông Rajapaksa nói Sri Lanka không bị mắc vào bẫy nợ của Trung Quốc. Ông phản bác quan điểm của Washington rằng; các khoản cho vay của Trung Quốc dành cho Sri Lanka là hành động săn mồi.
Tuy nhiên, giới quan sát cho biết điều ngược lại. Sri Lanka dính bẫy nợ Trung Quốc và buộc phải gán cho Bắc Kinh một cảng biển quan trọng 99 năm, kể từ năm 2017.
Ông Ameen Izzadeen, phụ trách chuyên mục của Daily Mirror giải thích động thái bảo vệ Trung Quốc của Tổng thống Sri Lanka.
“Việc ông Rajapaksa bảo vệ Bắc Kinh phản ánh vị thế khó khăn của Sri Lanka. Vì Colombo không thể mất một trong hai người bạn của mình”, ông Izzadeen nói.
Ông cho biết: “Tổng thống (Sri Lanka) rất muốn nhận viện trợ phát triển từ Trung Quốc. Nhưng Sri Lanka không thể từ chối Mỹ hoàn toàn. Đó là thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng tôi”.