Nhóm chú chim cánh cụt cùng nhau bày trò đi qua dây, tuy nhiên với thân hình béo ú cả đám ngã sấp, ngã ngửa.
- Video cảm động: Chó mẹ chạy theo hôn con lần cuối trước lúc chia ly
- Video: Husky hỗn chiến bằng miệng với báo đốm qua tấm kính
- Video: Hơn 30 con chim cánh cụt chết thảm do mắc kẹt trong lưới đánh cá
Đoạn clip ghi lại hình ảnh đoàn chim cánh cụt hẹn nhau thi trò “chân ngắn bước qua dây”, lần lượt từng chú thể hiện tài năng của mình.
Mời quý độc giả xem clip:
Mặc dù quan sát rất kỹ, và bước rất cẩn trọng nhưng cả bầy chim cánh cụt con nào cũng phải vấp ngã trước khi qua được dây, cứ như thể đó là điều tất nhiên.
“Thôi mình cũng cứ qua dây là té cho nó đúng quy trình, chứ không là ngại lắm” – chim cánh cụt said.
Góc bình luận:
Hình như con nào đi qua cũng phải ngã nó mới chịu ý.
Chân em thì ngắn và thân em lại to nên kết quả nó thế.
Video này là đang cà khịa mấy bạn chân ngắn nhỉ.
Màn bước qua dây khá cồng kềnh, cả họ té sấp.
Vì sao lông chim cánh cụt không bao giờ bị đông đá?
Chim cánh cụt ở Nam Cực sống trong một môi trường vô cùng khắc nghiệt khi nhiệt độ ở đây có thể giảm xuống đến -40°C và tốc độ của gió có thể đạt đến 140km/giờ. Vậy tại sao, lông loài chim này không bao giờ bị đóng đá?
Theo Pirouz Kavehpour, một kỹ sư cơ khí tại Đại học California ở Los Angeles cùng các cộng sự đã nghiên cứu lông của loài chim cánh cụt Gentoo ở Nam Cực dưới kính hiển vi điện tử.
Họ nhận thấy rằng bề mặt của sợi lông vũ này được phủ đều bằng những lỗ nhỏ li ti có kích thước nano. Cấu trúc này lại làm phát sinh ra một hiện tượng kì lạ. Cấu trúc đầy những lỗ nano này sẽ làm cho những giọt nước lại có xu hướng trượt đi chứ không bị giữ lại và đóng băng.
Những con chim cánh cụt cũng sẽ tiết ra chất dầu từ một tuyến đặc biệt gần phần đuôi và dùng mỏ để bôi lên toàn cơ thể. Chất dầu này sẽ hoạt động tương tự như một hoạt chất chống thấm nước.