Con hổ trắng đã đứng đợi sẵn trước cửa chào đón nàng du khách với vẻ mặt vô cùng bàng hoàng và ngỡ ngàng.

Đoạn video ghi lại khoảnh khắc con hổ trắng sững sờ phục vụ khách ngày mưa. Trời mưa gió, lẽ ra nó đã được nằm ngủ nhân ngày mưa lạnh thì bây giờ lại phải dậy đi làm để chiều lòng khách.

Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận khi xem khoảnh khắc con hổ trắng sững sờ phục vụ khách ngày mưa:

Mưa gió vậy sao không nằm nhà cho khỏe vậy cô trẻ? Hay là định mang áo mưa đến cho tui dùng? – Hổ trắng hỏi”.

“Chắc con hổ đang đói”.

“Ủa ủa, mưa cứ nghĩ được nghỉ, thế mà lại có khách tham quan – hổ trắng nghĩ”.

“Vị khách này lạ quá”.

Video ghi lại cảnh hổ trắng sững sờ phục vụ khách ngày mưa:

Khám phá: Hổ trắng Bengal

Hổ trắng hay bạch hổ là một biến thể có sắc tố của hổ Bengal, với gen lặn tạo ra màu sắc nhạt. Một đặc điểm di truyền khiến sọc của hổ rất nhạt. Màu trắng của hổ loại này được gọi là trắng tuyết hay “trắng hoàn toàn”. Điều này xảy ra khi một con hổ thừa hưởng hai bản sao của gen lặn quy định màu nhạt; một trường hợp hiếm gặp. Chúng có mũi màu hồng, móng chân màu hồng, da sọc xám; mắt xanh băng và bộ lông từ trắng đến trắng kem với sọc tro hoặc sô cô la.

hổ trắng ngủ
Ảnh minh hoạ dẫn từ Pixabay.

Phân loài hổ có số lượng nhiều nhất là hổ Bengal; chúng có mặt tại các vườn thú và công viên động vật hoang dã trên khắp thế giới; thậm chí cả các buổi biểu diễn trực tiếp ở Las Vegas.

Mặc dù có số lượng nhiều hơn 5 loài hổ quý hiếm khác cộng lại nhưng hổ Bengal vẫn là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng được xếp ở mức nguy hiểm. Giống như tất cả các loài hổ khác, quần thể hổ Bengal đang suy giảm, phải đối mặt với các mối đe dọa chủ yếu từ con người, đặc biệt là nạn săn bắn trái phép.

Lý do cho số lượng hổ Bengal cao (so với các phân loài hổ khác) là vì nhiều con đã bị nuôi nhốt từ năm 1880 và được lai rộng rãi với các phân loài hổ khác.

Có thể bạn quan tâm: