Các bác sĩ của bệnh viện Đa khoa Cuộc sống (Sơn La) đã phát hiện 1 con sán dây dài 6m trong dạ dày và ruột non của bệnh nhân nữ sau khi nội soi dạ dày.
Phát hiện con sán dây dài 6m sau khi được nội soi
Bà N. (60 tuổi) khi có các triệu chứng đau bụng âm ỉ, khó chịu, mệt mỏi đã đến bệnh viện để khám. Sau khi bà thực hiện nội soi tại bệnh viện Đa khoa Cuộc sống (Sơn La); các bác sĩ đã phát hiện ra 1 con sán dây đang bò tại vị trí dạ dày và ruột non của bệnh nhân.
Sau đó, các y bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật và gắp thành công con sán dây ra khỏi dạ dày của bà N.
Được biết, do thói quen tập quán ăn uống thịt lợn và thịt trâu bò chưa nấu chín nên việc mắc bệnh sán dây/ ấu trùng sán dây cũng thường xảy ra tại Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở vùng đồng bằng chiếm từ 0,5 – 2%; ở trung du và miền núi chiếm từ 2 – 6%.
Sán dây nguy hại ra sao? Cách phòng tránh thế nào?
Những nguy hại do có thể gặp phải khi bị bệnh sán dây
Sán dây trưởng thành có xu hướng chiếm thức ăn; gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa làm cơ thể người bệnh hấp thu dinh dưỡng kém. Sán dây còn có thể gây nhiễm độc thần kinh (đối với ATSL), làm liệt dây thần kinh, gây động kinh, làm tổn hại hệ thần kinh trung ương; làm giảm thị lực, nói ngọng…
Cách phòng tránh
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sán dây có thể thực hiện một số cách phòng tránh như sau:
- Không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín như: rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ nhiễm ấu trùng sán); tiết canh, nem chua, gan tái, thịt lợn tái, thịt trâu, bò tái (nguy cơ nhiễm sán trưởng thành).
- Đảm bảo vệ sinh trong các khâu chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển.
- Tách riêng thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm sống trong khi chế biến, bảo quản.
Theo Vietnamnet, Sức khỏe & Đời sống.