The Epoch Times đưa tin, thành phố Nam Cung, Trung Quốc đã công bố không có bệnh nhân Covid-19 nào mới từ ngày 27/1. Tuy nhiên, đến ngày 28/2, người dân vẫn sống dưới tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt, thậm chí là cực đoan.

Cư dân địa phương nói với The Epoch Times (ET) rằng; các biện pháp phong tỏa cực đoan khiến người dân không tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết; dẫn đến một số người bị tử vong.

Ngay từ đầu, chính quyền Trung Quốc đã không báo cáo đầy đủ tình hình bùng phát dịch bệnh. Các chuyên gia cho biết; họ tin rằng dịch bệnh Covid-19 ở Nam Cung chưa biến mất; nhưng vì lí do chính trị mà các quan chức không công khai sự thật. Các quan chức từ cấp quận đến cấp thành phố sẽ bị cách chức nếu họ công bố sự thật về đại dịch.

“Chính quyền Nam Cung vẫn đang phong toả toàn thành phố trong một tháng nay. Lý do duy nhất có thể giải thích đó là tình trạng bùng phát virus vẫn còn rất nghiêm trọng”.

Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ Tang Jingyuan cho biết vào ngày 28/2/2021.

Trong khi đó, Nam Cung ở tỉnh Hà Bắc không phải là khu vực duy nhất của Trung Quốc bị phong tỏa.

Vào ngày 26/2, cư dân và công nhân ở quận Đại Tân, thành phố Bắc Kinh nói với ET tiếng Trung rằng; họ đột nhiên bị nhốt trong nhà hoặc văn phòng làm việc và được xét nghiệm Covid-19.

“Chúng tôi không biết có chuyện gì đã xảy ra; Các quan chức cũng không cho chúng tôi biết họ sẽ nhốt chúng tôi trong bao lâu. Không biết là 1 tuần hay là 14 ngày”.

Một cư dân cho biết trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Một em bé bị bệnh

Ngày 26/2, anh Vương – một cư dân Nam Cung đã khóc và cầu cứu cho con gái của mình được điều trị.

“Con gái tôi mới chỉ một tháng ba ngày tuổi. Con bé đã bị tiêu chảy trong nhiều ngày qua và bé đã khóc rất nhiều. Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Nam Cung không thể chẩn đoán và điều trị cho con gái tôi. Tôi thực sự cần đưa con gái đến Bệnh viện Nhi Đồng Thạch Gia Trang ở tỉnh Hà Bắc để điều trị”.

anh Vương nức nở nói.

Tuy nhiên, chính quyền Nam Cung không cho gia đình anh Vương rời khỏi thành phố; mặc dù nơi đây đã không công bố bất kỳ bệnh nhân Covid-19 mới nào kể từ ngày 27/1. Chính quyền Nam Cung cũng tuyên bố hết dịch vào ngày 8/2.

“Tôi đã đến cộng đồng dân cư Nam Quan, nơi gia đình tôi sống; và phòng giáo dục Nam Cung nơi tôi làm việc để xin giấy phép rời đi vào ngày 24/2. Nhưng họ từ chối cấp phép và nói rằng chúng tôi phải có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 được cấp trong vòng 72 giờ”.

anh Vương nói thêm.

Sau đó, vợ chồng anh Vương đưa đứa trẻ đến bệnh viện địa phương để điều trị. Tại đây, có một hàng dài chờ xét nghiệm COvid-19.

“Chúng tôi đã phải chờ đợi dưới thời tiết lạnh trong vài giờ và không thể nhận kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ. Tôi đã yêu cầu bệnh viện cấp cứu nhưng họ trả lời là không có dịch vụ cấp cứu. Tình trạng của con gái tôi rất tệ và chúng tôi không thể chờ đợi”.

anh Vương lo lắng.

Anh Vương đã cố gắng đăng tải khó khăn của mình lên mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, các bài đăng của anh đã bị kiểm duyệt.

Cho đến ngày 26/2, anh Vương vẫn không thể tìm được cách đưa con gái đến Thạch Gia Trang để điều trị.

Anh Trương 41 tuổi

Một người đàn ông họ Trương (bút danh) sống cùng vợ và hai con ở thành phố Nam Cung. Cha mẹ và gia đình anh trai của anh cũng sống ở Nam Cung nhưng ở các quận khác nhau.

Trương đã chết vì chính sách phong tỏa cực đoan.

Anh trai của Trương muốn tìm công lý cho Trương. Cách duy nhất anh có thể làm điều đó là nói chuyện với các phương tiện truyền thông nước ngoài không bị kiểm duyệt. Vào ngày 28/2, anh trai và chị dâu của Trương đã nói với ET toàn bộ quá trình.

Đầu tháng 1, gia đình Trương bị phong tỏa trong nhà giống như gia đình cha mẹ và anh trai của mình. Trương đã bị huyết áp cao trong nhiều năm và phải dùng thuốc để điều trị.

Vào lúc 1:30 sáng ngày 28/1, Trương đột nhiên cảm thấy khó chịu.

Vợ Trương đã gọi 120, số xe cấp cứu ở Trung Quốc nhưng không ai trả lời điện thoại.

Khi cô gọi 110, số khẩn cấp ở Trung Quốc; người điều hành cho biết cảnh sát và lính cứu hỏa không thể làm gì do phong toả.

Sau đó, người vợ đã gọi đường dây nóng của Bệnh viện Y học Trung Quốc Nam Cung, cách nhà 5 phút lái xe. Bệnh viện cho biết, do phong toả nên họ không thể đón Trương, nhưng có thể điều trị cho anh nếu anh đến bệnh viện.

Người vợ hỏi nhân viên qua đường dây nóng về cách chăm sóc Trương vì Trương đã bất tỉnh. Nhân viên đường dây nóng đã treo cuộc gọi.

Với sự giúp đỡ của một người hàng xóm, vợ của Trương đã đưa anh đến bệnh viện. Tuy nhiên, 5 phút lái xe mất hơn 15 phút vì một số trạm kiểm soát trên đường. Mỗi trạm kiểm soát đã ngăn họ lại và yêu cầu họ điền vào các biểu mẫu và quét nhiệt độ cơ thể.

Vào lúc 2:20 sáng, họ đến được bệnh viện. Bác sĩ chỉ cố cứu Trương trong 30 phút, sau đó thông báo anh đã qua đời. “Nhưng lúc ấy cậu ấy chỉ hôn mê và vẫn còn sống”, anh trai của Trương nói.

Người vợ Trương đã khóc lóc xin bác sĩ tiếp tục cố gắng cứu Trương vì cơ thể của anh vẫn còn ấm áp. Bác sĩ từ chối và thông báo rằng Trương đã chết vì suy tim.

Vào sáng sớm đó, cha mẹ và anh trai của Trương đã bị nhốt ở nhà và không thể di chuyển cho đến khi họ nhận được thẻ cho phép từ các quan chức trong cộng đồng dân cư sau 7 giờ sáng.

“Khi chúng tôi đến bệnh viện, họ đã không cho phép chúng tôi nhìn thấy thi thể của em trai tôi và gửi thi thể trực tiếp đến nhà hỏa táng”, anh trai của Trương nói.

Vài giờ sau, nhà hỏa táng đã đưa cho gia đình Trương tro cốt. Các quan chức đã yêu cầu các thành viên trong gia đình trương phải khóa cửa ở trong nhà.

“Chúng tôi liên tục gọi cho văn phòng thị trưởng, ủy ban y tế thành phố và bệnh viện, nhưng không ai đưa ra lời giải thích cho chúng tôi. Em trai tôi sẽ không chết nếu họ gửi xe cứu thương đúng giờ. Em ấy sẽ không chết nếu bác sĩ nói với em dâu tôi cách sơ cứu cho cậu ấy trong cuộc gọi điện thoại. Em ấy sẽ không chết nếu bác sĩ cố gắng cứu em ấy trong một thời gian dài hơn”, anh trai của Trương nói.

Trong những tuần qua, ET đã nhận được một số báo cáo về những người chết vì bị phong tỏa cực đoan ở Nam Cung và Thạch Gia Trang ở tỉnh Hà Bắc và Tonghua ở tỉnh Cát Lâm.