Theo người dân “hai con nước gần đây, cua biển nuôi ở Cà Mau khi bắt lên bờ chỉ sau một thời gian ngắn thì chết nên thương lái không mua.”
- Chuyện lạ ở Bình Thuận: 2 ôtô hiệu Inova cùng biển số đậu cạnh nhau
- Video: Tài xế lái ôtô lên cống thoát nước để vượt qua xe đỗ giữa đường
- Giá xăng giảm nhỏ giọt, vẫn cao hơn 28.000 đồng/lít
Báo Người Lao Động đăng tải, hiện nay, tại các huyện: Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau xảy ra tình trạng cua nuôi kết hợp trong vuông tôm chết bất thường với mức độ thiệt hại từ 30 – 100% .
Thông tin với báo VOV, anh Dương Văn Thum (ấp 5, xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn) cho biết, gần 2 tháng nay cua bắt đầu chết rải rác, sau đó ngày càng nhiều.
“Cua nuôi cứ xả nước ra hoặc đặt lợp đem lên bờ khoảng 15-20 phút là chết. Giờ ai muốn đặt cua, bán cua cũng không được và với tình hình này, chắc khoảng 1 tháng nữa 100% cua thả nuôi sẽ chết hết”, anh Văn Thum khẳng định.
Tương tự gia đình Thum, ông Trần Văn Hoàng (ngụ xã Hiệp Tùng, H.Năm Căn, Cà Mau) chia sẻ với báo Thanh Niên: “Khi bắt cua lên bờ trong thời gian ngắn là cua chết, thậm chí chưa kịp trói xong. Đem cua đi luộc thì thấy có hiện tượng vỏ bị mỏng hoặc là bị đóng rong. Và khi tách cua ra rồi thì nó không có thịt, chỉ có nước. Còn nếu cua có thịt thì thì thịt có vị mặn”
Thống kê sơ bộ, huyện Năm Căn có khoảng 15.000 ha nuôi cua kết hợp trong vuông tôm, sản lượng 5000-6.000 tấn mỗi năm. Hiện phần lớn diện tích nuôi cua xảy ra tình trạng chết nhiều bất thường.
Người dân địa phương, thời điểm này hằng năm cua nuôi dễ bị thiệt hại nhưng chưa bao giờ bị chết hàng loạt như năm ngoái và như năm nay. Đáng nói, tình trạng cua chết năm nay còn có chiều hướng còn phức tạp hơn năm trước.
Trước đó hồi mùa khô năm 2021, cua biển nuôi ở các huyện này cũng bị chết. Sau khi lấy mẫu, ngành hữu trách xác định cua chết do nhiễm ký sinh trùng Sacculina.
Cua biển Cà Mau là đặc sản ngon nổi tiếng, giá bán tại vuông vài trăm nghìn đến một triệu đồng mỗi kg, tuỳ loại và thời điểm.