Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, người lên nắm quyền sau các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, đã qua đời hôm nay (30/11) ở tuổi 96.

Theo tờ Tân Hoa xã, ông Giang Trạch Dân qua đời vì bệnh bạch cầu và suy đa tạng vào lúc 12 giờ 13 phút chiều tại thành phố Thượng Hải.

Cái chết của ông ấy xảy ra vào thời điểm Trung Quốc đang chứng kiến ​​làn sóng biểu tình nghiêm trọng nhất kể từ sự kiện Thiên An Môn, với nhiều cuộc biểu tình phản đối các hạn chế chống Covid hà khắc.

Trước đó, việc ông Giang vắng mặt tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 vào tháng 10, cũng như lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng vào năm ngoái, cho thấy những dấu hiệu rõ ràng về sức khỏe yếu. Ông Giang được nhìn thấy lần cuối trước công chúng vào ngày 1/10/2019, theo SCMP.

Theo BBC, Giang Trạch Dân lên nắm quyền sau cuộc đàn áp đẫm máu năm 1989 đối với những người biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, khiến Trung Quốc bị quốc tế tẩy chay.

Sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc tranh giành quyền lực gay gắt ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản giữa những kẻ phản động theo đường lối cứng rắn và những người cải cách. Giang, người ban đầu được coi là một quan chức chậm chạp, được cất nhắc lên chức vụ cao, với hy vọng ông ta sẽ thống nhất những người theo đường lối cứng rắn và những phần tử tự do hơn.

Giang Trạch Dân – một cựu độc tài của ĐCSTQ – còn là người được biết đến rộng rãi với vai trò chủ chốt trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999. Nguyên nhân là do Pháp Luân Công thời ấy có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn xã hội Trung Quốc bởi hiệu quả chữa bệnh kỳ diệu và giúp nâng cao đạo đức xã hội. Tuy nhiên, sự đố kỵ đã khiến Giang mụ mẫm đầu óc, đồng thời việc người dân quá tin theo một tín ngưỡng nào đó cũng là điều đáng lo ngại đối với những lãnh đạo độc tài vì họ không thể khống chế đầu não của những người có đức tin. Một điều căn bản nữa là, nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn mà Pháp Luân Công theo đuổi đi ngược lại với lý tưởng chính trị của ĐCSTQ.

Ngày 19/5/2016, Tổ chức Thế giới Điều tra về bức hại Pháp Luân Công đã công bố một báo cáo dài hơn 210.000 chữ chứng minh có kho nội tạng sống khổng lồ ở Trung Quốc mà nguồn gốc chủ yếu là từ người tu Pháp Luân Công.

Kết quả điều tra mới được công bố hôm 22/6 của ba nhân sĩ tiên phong trong nỗ lực phơi bày tội ác diệt chủng tại Trung Quốc, bao gồm cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, nhà báo điều tra Ethan Gutmann và luật sư nhân quyền David Matas cho biết có khoảng 1,5 triệu người đã bị chính quyền Trung Quốc giết để lấy nội tạng, chủ yếu trong số đó là những người tu Pháp Luân Công.

Vào cuối năm 2009, Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã ra quyết định truy tố các bị can Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính vì các tội tra tấn và diệt chủng đối với người tu Pháp Luân Công.

Tại Trung Quốc, từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2019, đã có 209.908 người tập Pháp Luân Công và người nhà của họ kiện Giang tội bức hại Pháp Luân Công lên Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc.

Nhiều người Trung Quốc đã châm biếm một cách trìu mến cặp kính to đặc trưng của Giang Trạch Dân và ví vẻ ngoài của ông như một con cóc, theo BBC.

Có thể bạn quan tâm:

Từ Khóa: