Tôi sẽ bảo quản tốt các chứng cứ và nhân chứng trong tay mình, chờ đến khi ĐCSTQ sụp đổ, chờ đến ngày đại thẩm phán, tôi sẽ đưa tất cả các bằng chứng ra để làm chứng.

phần trước đã mô tả cách Trịnh Trị vào thực tập ở Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa Lục quân Thẩm Dương, và anh cũng đã tự mình tham gia vào một hành động quân sự đặc biệt do quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện vào năm 1994, đó là mổ sống lấy thận và nhãn cầu của một quân nhân trẻ tuổi.        

Dưới đây sẽ là những lời tự thuật tiếp theo của Trịnh Trị:

Phần thứ 3: Bí mật phía dưới vườn hoa

Rời khỏi Bệnh viện Đa khoa Lục quân

Lúc đó, khi tôi thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Lục quân, quân khu cố ý để cho tôi công tác tại bệnh viện, cho nên năng lực công tác của tôi đã được bồi dưỡng toàn diện. Bệnh viện quân đội đãi ngộ rất tốt, thu nhập tương đối cao, ở địa phương lại được đánh giá tốt, có thể được công tác ở bệnh viện quân đội thì là chuyện quá tốt rồi, lúc ấy mấy bệnh viện ở quân khu Thẩm Dương đều tùy ý tôi lựa chọn.

Trước khi ra trường, cuộc sống của tôi rất thuận lợi, tôi đã nghĩ rằng xã hội thật tươi sáng, hết thảy đều tốt đẹp. Cũng bởi vì chuyện này – chuyện mổ cướp nội tạng sống – nên tôi đã thấy được mặt tối của xã hội, thấy sự thối nát của bệnh viện quân đội, trong quân đội có quá nhiều điều hủ bại.

Khi đó, tôi không có muốn dính líu tới quân đội, không muốn đi làm ở bất kỳ một bệnh viện quân đội nào hết. Sau đó, tôi đến công tác tại một Bệnh viện Công nghiệp Binh khí, với tư cách là bác sĩ Nhi khoa ở Bệnh viện 153 của thành phố Liêu Dương.

Kể từ lần tham gia mổ cướp nội tạng sống đó, tôi luôn ở trong trạng thái sợ hãi, có thể nói rằng, tôi rời Bệnh viện Đa khoa Lục quân trong trạng thái sợ hãi tột đột. Tuy đã rời đi, nhưng nỗi sợ hãi vẫn không giảm, thỉnh thoảng cứ hoảng sợ một cách vô cớ.     

Mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công

Vào một ngày năm 2002, tôi đến Bệnh viện Đa khoa Lục quân Thẩm Dương để gặp một vị lãnh đạo quân khu, vị lãnh đạo này và cha của tôi có quan hệ rất tốt, tôi thường đến nhà của ông. Ông bị bệnh thận, rất gầy gò. Hôm đó tôi cùng vị lãnh đạo này đến Bệnh viện Đa khoa Lục quân để kiểm tra sức khỏe, sau khi khám xong, bác sĩ hội chẩn và nói là cần phải thay thận.

Khi ấy ở hành lang, một sĩ quan của Bệnh viện Đa khoa Lục quân nghiêng đầu và nói với vị lãnh đạo này: Chọn cho anh một cái bảo đảm chất lượng, tươi sống, của học viên Pháp Luân Công.

Lúc này, tôi mới biết, thì ra học viên Pháp Luân Công là đối tượng bị mổ cướp nội tạng sống.    

Sau đó, tôi cùng vị lãnh đạo này trở về nhà, lúc này, ông ấy hỏi ý kiến của tôi, rốt cuộc là có nên thay thận hay không? Tôi nói, không nên, đó chẳng phải là giết người sao?

Vị lãnh đạo này biết tôi từng tham gia mổ cướp nội tạng sống. Ông im lặng một chút, sau đó nghiêm túc nhìn tôi, dùng tay chỉ vào tôi và nói: Cậu nhanh lên, đi càng xa càng tốt. 

Lúc ấy, tôi rất khiếp sợ, vốn việc tham gia mổ cướp nội tạng sống đã rất đáng sợ rồi, nhưng sau khi nghe ông ấy nói, tôi lại càng sợ hơn.      

Về sau, vị lãnh đạo quân khu này đã nghe lời tôi, ông ấy không thay thận, dựa vào thẩm tách để duy trì cuộc sống, đến năm 2005 mới qua đời.   

Có một kho người ở dưới lòng đất của vườn hoa phía sau Sở Công an Hồ Bắc 

Năm 2002, tôi xin cấp bằng sáng chế cho một loại đệm vệ sinh dùng một lần có thể phân hủy. Năm 2005, tôi đến Bắc Kinh để đàm phán hợp tác sản xuất sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế. Khi ở Bắc Kinh, tôi gặp gỡ nhiều người trong giới chính trị và kinh doanh.       

Vào thời điểm đó, có rất nhiều người quan tâm đến bằng sáng chế của tôi, sau dịch SARS không lâu, mọi người đều sợ các bệnh truyền nhiễm, rất nhiều người đều tìm kiếm sản phẩm này. Bệnh viện, hàng không, đường sắt, quán rượu, cá nhân đều cần, thị trường rất lớn. Tôi đồng thời còn thiết kế thiết bị sản xuất.

Ở Bắc Kinh, có một số người có mối quan hệ sâu sắc với gia đình tôi, có một bà bị viêm dạ dày ruột, Tây y trị không được, cha tôi đã chữa cho bà từ những năm 1990. Hai gia đình chúng tôi có quan hệ rất tốt, con rể của bà ấy là thân tín của một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, có thể tiếp xúc với rất nhiều nhân vật cấp cao. Ở nhà, chúng tôi đều gọi đùa anh ấy là “thân tín tiểu tả phu” (tạm dịch: anh rể nhỏ bé thân tín).

Khi đó, chị gái và mẹ của tôi đều lần lượt xuất ngoại, chỉ có 3 người chúng tôi ở tại Bắc Kinh, cái vị “thân tín tiểu tả phu” này thỉnh thoảng cuối tuần sẽ đến thăm tôi. Có một lần, lúc đang trò chuyện, thì nói đến chủ đề Pháp Luân Công. Tôi nói với anh ấy rằng ở Đông Bắc, Pháp Luân Công bị bức hại rất nghiêm trọng.

Lúc đó anh ấy không nói gì cả. Khi tiễn anh ấy về, anh ấy đột nhiên xoay người lại, nhìn thẳng vào tôi, nói từng chữ: “Dưới đất của vườn hoa phía sau Sở Công an Hồ Bắc, thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, giam giữ đầy học viên Pháp Luân Công, có cả trẻ em vị thành niên.”

Một lát sau, anh lại nói: “Tôi đã từng đến đó”.

Lúc ấy tôi không dám nói lời nào, cũng không có trả lời anh ấy, trong lòng nặng trĩu.

Sau khi anh ấy về, tôi đột nhiên cảm thấy có một sứ mệnh: Tôi muốn rời khỏi Trung Quốc, tôi muốn đưa vấn đề này ra nước ngoài.

Tôi đã mất hơn một năm để phát minh ra cái đệm vệ sinh đó, lúc đó là thời điểm đàm phán đầu tư trên thị trường, có người muốn đầu tư gấp, họ biết cái này sẽ mang lại lợi nhuận lớn. Nhưng mà sau khi trải qua chuyện này, tôi đã hiểu rằng, bằng sáng chế hay tiền gì đi nữa, những thứ này đều không quan trọng; so với sinh mệnh mà nói thì tiền không đáng gì, có bao nhiêu tiền cũng không có ý nghĩa gì.           

Phần thứ 4, đi ra nước ngoài

Chuyến đi đến Thái Lan

Tôi xuất ngoại vào cuối năm 2005. Lúc đó tôi chọn xuất phát từ Bắc Kinh, tôi nghĩ nơi nguy hiểm nhất chính là nơi an toàn nhất.

Khi đó, tôi cùng vợ con đã bay từ thủ đô Bắc Kinh đến Hà Nội, Việt Nam. Một du học sinh Việt Nam đã giúp tôi thông quan và sắp xếp công việc hàng ngày tại Hà Nội. Tôi chỉ ở Việt Nam 2 ngày, sau đó liền đi đến Thái Lan.

Ở Thái Lan, gia đình chúng tôi được Liên Hợp Quốc bảo vệ, và đợi ở đó khoảng hơn 1,5 năm.   

Tại Thái Lan cũng có rất nhiều chuyện, một vị hàng xóm của tôi là nhân sĩ bất đồng ý kiến, cảnh sát Thái Lan đã bắt giam anh ấy; những người từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Thái Lan thường trực tiếp uy hiếp người Hoa ở Thái Lan. Truyền thông Thái Lan thân Trung cộng, trên báo chí toàn đăng tin tức và lời nói của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ. Trên đường phố ở Thái Lan, thỉnh thoảng lại có người vẫy cờ Trung Quốc.

Lúc đó tôi đã hiểu rằng, kỳ thực ở nước ngoài cũng không có an toàn, ĐCSTQ đã thâm nhập rất sâu vào hải ngoại, ở Thái Lan có rất nhiều đặc vụ ĐCSTQ. Đoạn thời gian đó, tôi luôn sống trong trạng thái sợ hãi, cảm giác sợ hãi không giảm đi chút nào.

Đặt chân đến Canada

Tháng 9/ 2007 tôi đến Canada. Bởi vì đã có kinh nghiệm ở Thái Lan, nên sau khi đến Canada, tôi rất cẩn thận, cực kỳ chú ý.   

Sau khi đến Canada, không phải là việc gì cũng thuận lợi, đại khái khoảng 1 tháng, tôi bất ngờ gặp phải một tai nạn xe cộ, lúc đó chân và hông đều bị thương, một chân phải đi khập khiễng mấy năm sau đó. Chuyện này càng làm tăng thêm nỗi sợ hãi của tôi.

Ở Toronto, tôi bắt đầu chú ý đến truyền thông, tôi phát hiện, đại đa số truyền thông tiếng Trung đều là bị ĐCSTQ thâm nhập, nội dung của nó có cảm giác là chính quyền Trung Quốc, tôi mà đi đưa tin trên mấy kênh này thì khẳng định là không an toàn.

Trong thời gian 8 năm ở Canada, tôi luôn rất quan tâm đến kênh Epoch Times, tôi đang tìm kiếm một kênh truyền thông an toàn nhất và thích hợp nhất để báo cáo.

Khoảng thời gian này, kỳ thực là tôi rất khổ não, vô cùng rối bời, do dự không biết làm sao, thường xuyên chìm trong tuyệt vọng, cảm giác bất lực…      

Tôi trải qua nguy nan để đi ra được nước ngoài, hy vọng tiết lộ về nạn mổ cướp nội tạng sống. Nhưng nếu mà chọn sai kênh truyền thông thì sẽ mang đến rất nhiều phiền toái cho tôi. Chẳng những phiền phức, mà có khi chuyện mổ cướp nội tạng sống sẽ không đưa ra ngoài ánh sáng được.

Đoạn thời gian này thực sự khổ não, trong lòng mang nhiều bí mật như vậy nhưng lại không sao tiết lộ ra ngoài, còn luôn có khả năng rơi vào nguy hiểm… ban ngày hoảng hoảng hốt hốt, không biết nên làm cái gì; ban đêm thì luôn gặp ác mộng, một nỗi sợ hãi âm thầm đeo bám tôi, luôn có một loại cảm giác khẩn trương và bất an, từng ngày trôi qua thật rất thống khổ…

Ẩn danh để tiết lộ nạn mổ cướp nội tạng sống

Năm 2015, tôi cuối cùng cũng lấy hết dũng khí mà tiết lộ tội ác mổ cướp nội tạng sống với Epoch Times.

Khi đó, lúc phóng viên xuất hiện trước mặt tôi, tôi liền cảm thấy như người thân, cứ như cuối cùng cũng nắm được một cái phao cứu mạng; đồng thời tôi cũng vô cùng sợ hãi, bất an…

Tôi đã lấy hết can đảm, cuối cùng đi đến bước này, quyết định tiết lộ chuyện này, nhưng kênh truyền thông này có thực sự đưa tin hay không? Một khi đưa tin rồi thì tôi sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm gì?

Lúc ấy, loại cảm giác này quả thực là không dùng ngôn ngữ mà biểu đạt được, giống như đứng trên vách đá, mà vách đá còn có đường lui, tôi thì ngay cả đường lui cũng không có, con đường phía trước và phía sau đã bị chặn đứng rồi…

Người bình thường sẽ không thể nào tưởng tượng được ĐCSTQ tà ác ra sao, chỉ có bạn nghĩ không tới, chứ không có chuyện gì là nó không làm được. Nó không có pháp trị, không có trình tự pháp luật. Người trong nhà này, có lẽ chỉ có một người là khả nghi, hoặc giả là có uy hiếp đối với bọn họ, vậy là nó sẽ sát hại toàn bộ người trong nhà đó… liên lụy đến cả 9 đời, tất cả mọi mối quan hệ xã hội của bạn đều sẽ bị đào ra, đều bị liên lụy, rất tà ác.

Khi đó quả thực là người bình thường rất khó có thể tưởng tượng được, thật là… nói thật, tôi mỗi lần nói một chữ, hay nói một câu nào đó, đều giống như là đang “lựa chọn sinh tử”, không biết rằng câu này nói ra thì sẽ có hậu quả gì. Cảm giác bất an đó, rất khó mà dùng ngôn ngữ hình dung được.

Tôi vẫn nhớ rõ lúc đó, tôi đã cô đơn như thế nào, tôi rất muốn đứng lên, tôi rất muốn di động, nhưng không biết là nên giữ lấy phóng viên, hay là nên giữ lấy cái bàn…

Lần đó đã rất gian nan mới hoàn thành được cuộc phỏng vấn. Sau khi nói chuyện xong, tôi cảm thấy như mình đã đem toàn bộ tài sản và tính mệnh ném đi… Loại cảm xúc này, thực là không sao hình dung được, khi đó tôi đã rất sợ hãi.

Trịnh Trị năm 2015 đã lấy bí danh là Kiều Trị (George) để tiết lộ toàn bộ quá trình mổ cướp nội tạng sống của quân đội ĐCSTQ ở Thẩm Dương năm 1994. (Y Linh / Epoch Times) 
Ngày 2/8/2023, Trịnh Trị đã đến nơi chụp bức ảnh 8 năm trước và chụp một bức ảnh chính diện. (Y Linh / Epoch Times).

Phần thứ 5: Công khai xuất hiện tiết lộ tội ác mổ cướp nội tạng sống

Phóng viên: Sau 8 năm, bây giờ Trịnh Trị quyết định công khai thân phận, anh nói với tôi, chủ yếu là vì gần đây thấy một tin tức, năm 2019, học viên Pháp Luân Công Trương Tú Cầm ở thành phố Cáp Nhĩ Tân đã bị mổ cướp nội tạng sống, lời chứng vào lúc lâm chung của cô ấy đã được đưa ra ánh sáng. Anh ấy đã rất xúc động vì chuyện này…

Chuyện này đã kích thích tôi rất lớn, tôi không thể lại giữ im lặng được nữa, tôi phải bước ra. Là người chứng kiến hiện trường mổ cướp nội tạng sống, tôi biết nó bi thảm như thế nào, người bình thường không thể tưởng tượng được, rất là thê thảm…

Giết người Trung Quốc, lấy trộm nội tạng đem bán, đây là tận cùng của tội ác, cho nên, chuyện này đã khiến tôi rất xúc động. Bất kể như thế nào, tôi sẽ phải đứng lên, công khai tiết lộ chuyện mổ cướp nội tạng sống này.

Mổ cướp nội tạng sống không phải là một hiện tượng cá biệt, mà là toàn quân, tất cả bệnh viện quân đội đều tham gia, hơn nữa số lượng khá lớn.

Tôi ở nước ngoài mai danh ẩn tính 16 năm, tôi đã phải chịu đựng nỗi sợ hãi, lo lắng, buồn khổ và tuyệt vọng, người bình thường khó tưởng tượng được, bây giờ công khai thân phận, tiết lộ tội ác mổ cướp nội tạng sống. Tôi biết ĐCSTQ rất tà ác, nếu nói là hoàn toàn không sợ ĐCSTQ trả thù thì không thực tế, nhưng tôi sẽ thản nhiên đối diện với hết thảy…

Phải biết rằng, ở Trung Quốc đại lục, học viên Pháp Luân Công ở nơi đó, họ biết rõ sự tra tấn ở trong tù, biết rõ tinh thần có thể sụp đổ, cơ thể có thể bị mệt mỏi, nhưng họ vẫn kiên trì nói chân tướng với dân chúng. Học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục có tín niệm kiên cường, điều này đã khích lệ mỗi người trên thế giới.

Canada là quốc gia dân chủ, là quốc gia pháp trị, nơi này có bảo đảm nhân quyền cơ bản. Là một con người, là một con người có lương tri cơ bản nhất, tôi không có lý do gì lại giữ im lặng nữa.

ĐCSTQ không đại biểu cho nhân dân Trung Quốc, nó không phải là một chính phủ, mà là một băng nhóm phạm tội. Tôi muốn nói với tất cả những người đã tham gia mổ cướp nội tạng, hãy bảo lưu chứng cứ, chờ đến lúc thanh toán Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì lấy đó mà chuộc tội cho mình.

Tôi sẽ bảo quản tốt các chứng cứ và nhân chứng trong tay mình, chờ đến khi ĐCS sụp đổ, chờ đến ngày đại thẩm phán, tôi sẽ đưa tất cả các bằng chứng ra để làm chứng.

Nhiều năm đã trôi qua, tôi đã phải chịu đựng áp lực mà người bình thường khó có thể tưởng tượng được, bất kể là đã phải chịu bao nhiêu bi thương, trải qua bao nhiêu lần tuyệt vọng, tôi vẫn tin chắc rằng, chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác, nhân loại nhất định sẽ thẩm phán tập đoàn tội phạm ác ma ĐCSTQ!     

Trịnh Trị ở Canada. (Trịnh Trị cung cấp
Giấy chứng nhận bằng sáng chế của Trịnh Trị ở Trung Quốc. (Trịnh Trị cung cấp)
Giấy chứng nhận bằng sáng chế của Trịnh Trị ở Trung Quốc. (Trịnh Trị cung cấp)
Tài liệu văn bản xin cấp bằng sáng chế. (Trịnh Trị cung cấp)
Giấy chứng nhận xin Liên Hợp Quốc bảo hộ ở Thái Lan. (Trịnh Trị cung cấp)

Lời kết

Pháp Luân Đại Pháp là một Pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia do Ngài Lý Hồng Chí truyền xuất ra từ năm 1992. Tháng 7/1999, thời điểm Giang Trạch Dân đang là người đứng đầu của ĐCSTQ, ông ta đã vì sự đố kỵ của mình mà lợi dụng bộ máy quốc gia ĐCSTQ phát động một cuộc trấn áp đẫm máu đối với các học viên Pháp Luân Công, lúc ấy có hơn một trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục.

Sau năm 2000, số ca ghép tạng ở Trung Quốc đột nhiên bùng nổ như đám mây hình nấm. David Matas, luật sư nhân quyền người Canada, tác giả của cuốn sách “Bloody Harvest: The killing of Falun Gong for their Organs” (Thu hoạch đẫm máu: Việc giết hại học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng), khi làm chứng trong một phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 24/6/2016 đã bày tỏ rằng, ông cùng với hai tác giả khác của báo cáo điều tra mới nhất về nạn mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ, sau khi phân tích số liệu liên quan của tất cả các trung tâm và bệnh viện ghép tạng ở Trung Quốc thì cho rằng – ĐCSTQ thực hiện từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng mỗi năm, hơn nữa là nghiêng về con số cao hơn.

Họ phát hiện, thời gian chờ ghép tạng ở Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Theo báo cáo của Bộ Y tế Hoa Kỳ, thời gian chờ đợi trung bình để ghép tạng ở Hoa Kỳ là: 2 năm đối với ghép gan, 3 năm đối với ghép thận, 0,6 năm đối với ghép tim. Trong khi ở Trung Quốc, trang web chính thức của bệnh viện Trung Quốc thường đảm bảo rằng có thể tìm được người hiến tạng cho bệnh nhân trong vòng 1 đến 2 tuần.

Theo trang web của Sở Nghiên cứu Ghép tạng Giải phóng quân Bệnh viện số 2 Giải phóng quân (Bệnh viện Trường Chinh, Thượng Hải), thời gian chờ đợi trung bình của bệnh nhân ghép gan là một tuần. Theo Trung tâm Chi viện Mạng lưới (Thẩm Dương) Cấy ghép Quốc tế (Trung Quốc) của Bệnh viện chi nhánh thứ nhất Đại học Y khoa Trung Quốc, nói chung về ghép gan thì nhanh nhất chỉ cần 1 tháng, chậm nhất cũng không quá 2 tháng. Ghép thận thì nhanh nhất là 1 tuần, chậm nhất thì cũng không quá 1 tháng. Nếu như có vấn đề thì ca ghép sẽ được thực hiện lại trong vòng 1 tuần.

Để có được nội tạng phù hợp để ghép là không dễ dàng. Theo báo cáo của Minh Huệ net, về mặt phù hợp nội tạng, tỉ lệ phù hợp cùng nhóm máu là 30%; dưới góc độ y học mà nói, xác suất phù hợp hoàn toàn HLA (Hệ thống kháng nguyên bạch cầu người, Human Leukocyte Antigen) giữa người thân trực hệ là 50%; còn xác suất phù hợp giữa những người xa lạ là từ 20%- 30%. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, xác suất phù hợp của những người thân không trực hệ do giới ghép tạng ở Trung Quốc cung cấp là khoảng 20%- 30%.                       

Trang web “Kế hoạch Quyên tặng Cốt tủy Toàn quốc” (National Morrow Donor Program, www.marrow.org) của Hoa Kỳ có cung cấp một bộ dữ liệu liên quan đến phù hợp HLA, nói chung là cứ khoảng 4000 người quyên tặng thì sẽ có 200 người tiềm năng, mà trong số 200 người hiến tặng tiềm năng này thì chỉ có khoảng 4,5 người có thể phù hợp với một bệnh nhân. Nếu như lại tính xác suất phù hợp trên những người hiến tặng tiềm năng này, thì sẽ là khoảng 5%, nếu lại yêu cầu phù hợp chuẩn xác hơn nữa, thì chính là chỉ còn 1%.         

Matas khi làm chứng tại Quốc hội Hoa kỳ đã nói rằng, số lượng tử tù ở Trung Quốc không giải thích được nguồn gốc ghép tạng quy mô lớn ở Trung Quốc; nguồn ghép tạng chính ở Trung Quốc là từ các học viên Pháp Luân Công.

Trong một cuộc phỏng vấn ông cũng bày tỏ, số lượng tử tù ở Trung Quốc không thể đáp ứng được nhu cầu ghép tạng 100.000 ca ở Trung Quốc mỗi năm, “Tôi cho rằng số lượng tử tù ở Trung Quốc là khoảng từ 2000 – 6000 người. Ý của tôi là, tử tù của Trung Quốc mỗi năm không thể nào là 1000.000 hay 100.000 người được”.

May mắn thay, bài viết này là thông qua một người đã từng tham gia mổ cướp nội tạng sống tiết lộ, anh ấy đã vạch trần một góc nhỏ về nguồn nội tạng phi pháp dùng để cấy ghép ở Trung Quốc, chúng ta mong đợi rằng cuộc phỏng vấn này sẽ cổ vũ nhiều người hơn nữa đứng lên, tiết lộ chân tướng về tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ.   

Dịch từ NTDTV/Epoch Times