Ông Dũng – người lính biên giới trong lần về quê thì bị công an xã bắt với tội ‘cướp tài sản’, sau đó, 8 người trong nhà ông cũng bị bắt, chịu ép cung, nhục hình. Từ đó, đại gia đình ông chìm trong thân phận tù oan suốt 40 năm.

Cực chẳng đã, họ đâm kiện Viện KSND tỉnh Tây Ninh yêu cầu bồi thường số tiền gần 11 tỷ đồng.
Theo báo Dân Trí, phiên xử vụ kiện này đã được mở ngày 15/4 tại TAND tỉnh Bình Dương với nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1961, còn gọi Dũng nhỏ) và bị đơn là Viện KSND tỉnh Tây Ninh.

Trước phiên tòa, người đại diện cho ông Dũng có đơn xin hoãn phiên tòa để nghiên cứu thêm hồ sơ vụ án. Sau khi xem xét, HĐXX chấp nhận yêu cầu, việc mở lại phiên tòa sẽ được ấn định sau.

Khởi đầu 40 năm oan khuất

Trong số 8 người bị hàm oan, có hai ông Dũng, nên thường được gọi là Dũng lớn và Dũng nhỏ.
Theo hồ sơ sự việc, vào năm 1979, ông Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1958, tức Dũng lớn) là bộ đội, đóng quân tại chiến trường Campuchia. Ngày 25/7/1979, ông Dũng được đơn vị cử về Việt Nam lấy tài liệu tập huấn và nhân dịp về thăm gia đình tại ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Khoảng 23h ngày 26/7/1979, tại một nhà máy xay lúa ở ấp Bùng Binh xảy ra một vụ cướp. 30 phút sau đó, công an bắt được một người đàn ông tình nghi. Từ lời khai nhận của người này, ông Nguyễn Văn Dũng cùng cha, mẹ, chị gái và 4 người khác lần lượt bị bắt đưa về công an huyện để làm việc.

Trong thời gian bị bắt giam, dù bị nhục hình ép cung nhưng ông Dũng quyết không nhận tội. Đến ngày 11/5/1983, Viện KSND tỉnh Tây Ninh đã đình chỉ điều tra và trả tự do đối với ông Dũng lớn.

Ảnh chụp màn hình báo Thanh Niên.

Trong khoảng thời gian ông Dũng bị tù hơn 3 năm 9 tháng, thì 8 người thân trong gia đình ông cũng bị bắt giam, bị nhục hình, tra tấn. Đó là: Ông Nguyễn Văn Chiến (anh ruột ông Dũng lớn); bà Nguyễn Thị Lan (vợ ông Chiến); bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (chị ruột ông Dũng); ông Hồ Long Chánh (anh rể ông Dũng); ông Nguyễn Thành Nghị (cha của bà Nguyễn Thị Lan); bà Võ Thị Thương (vợ ông Nghị); ông Nguyễn Văn Dũng (tức Dũng nhỏ, sinh năm 1961, con của ông Nghị); bà Nguyễn Kim Chung (sinh năm 1979, con của ông Chiến và bà Lan, lúc bị bắt cùng cha mẹ vào trại giam chỉ 2,5 tháng tuổi).

Cụ Võ Thị Thương (mẹ ông Dũng) là một trong những người bị oan. Ảnh chụp màn hình báo Dân Trí.

Những cuộc phân ly trong oan khuất

Theo báo Dân Trí, dù được thả, nhưng chỉ có duy nhất ông Dũng lớn nhận được quyết định đình chỉ. Bởi mặc cảm của bản thân lẫn hoài nghi của xóm giềng, họ đã phiêu bạt xứ khác mưu sinh. Tài sản gắn liền với cuộc sống như nhà cửa, đất đai, ruộng vườn đành bỏ lại.

Có cặp vợ chồng phải ngậm ngùi chia tay vì gia đình người vợ nghi ngờ do lời khai của người chồng mà gia đình họ vướng vòng lao lý. Có người vừa sinh con được 2 tháng và phải mang theo con vào tù…

Trên đường mưu sinh nơi xứ người, mang thân phận bị can, các nạn nhân luôn bị người khác khinh miệt, con cái không được tới trường và phải sống trong hoàn cảnh khó khăn.

Trải qua hàng chục năm gõ cửa gửi đơn, đầu năm 2019, Viện KSND tỉnh Tây Ninh tìm thấy quyết định đình chỉ bị can đối với các nạn nhân đã bị “bỏ quên” từ nhiều năm trước.

Không kịp chờ đợi ngày được minh oan, ông Nghị (sinh năm1918, cha của ông Dũng) đã chết.
Tháng 10/2019, Viện KSND tỉnh Tây Ninh tổ chức buổi xin lỗi công khai đối với 7 nạn nhân. Một năm sau, tháng 10/2020, ông Chánh – một trong số nạn nhân, cũng qua đời khi chưa nhận được tiền bồi thường.

Dây dưa chuyện bồi thường

Sau rất nhiều đơn thư ông Dũng gửi đi và báo chí lên tiếng, mãi đến cuối tháng 11/2017, Viện KSND tỉnh Tây Ninh mới tổ chức thương lượng bồi thường cho ông Dũng. Tuy nhiên, mức bồi thường Viện KSND tỉnh đưa ra chỉ trên 586 triệu đồng, và chỉ bồi thường cho một mình ông Dũng, còn những người thân của ông thì bị… xù!

oan-khuat-40-nam-tay-ninh
Ảnh chụp màn hình báo Thanh Niên.

Ông Dũng lớn không chấp nhận mức bồi thường nêu trên. Đầu năm 2018, ông Dũng khởi kiện đòi Viện KSND tỉnh Tây Ninh phải bồi thường cho ông và 8 người thân bị oan với số tiền gần 40 tỷ đồng. Tuy nhiên TAND huyện Gò Dầu (nơi thụ lý đơn) yêu cầu ông Dũng sửa lại đơn và chỉ yêu cầu bồi thường cho một mình ông. Do đó đầu tháng 2/2018, ông Dũng nộp lại đơn kiện với yêu cầu Viện KSND tỉnh Tây Ninh bồi thường cho riêng ông số tiền gần 10,5 tỷ đồng.

Tháng 4/2018, ông Dũng lớn được tòa gọi lên hòa giải. Tại đây, Viện KSND tỉnh Tây Ninh chỉ đồng ý bồi thường trên 586 triệu đồng cho ông Dũng lớn.

Không đồng ý với quyết định của tòa, ông Dũng nhỏ và những nạn nhân oan sai còn lại khởi kiện Viện KSND tỉnh Tây Ninh, yêu cầu bồi thường số tiền gần 11 tỷ đồng.

Từ Khóa: