Đài Loan nên phá hủy cơ sở hạ tầng của công ty sản xuất chip nếu Trung Quốc xâm lược. Đó là đề xuất của các học giả Hoa Kỳ về một chiến lược đáp trả cho Đài Loan để biến hòn đảo trở thành ‘không thể mong muốn’‘ đối với Trung Quốc, theo Nikkei Asia.
Tóm tắt nội dung
Chiến lược răn đe Trung Quốc nếu tấn công Đài Loan
Ngày 17/11/2021, tiến sĩ Jared McKinney, chủ nhiệm khoa Chiến lược và nghiên cứu An ninh Cao học Sư phạm Quân sự chuyên nghiệp, và Peter Harris, Phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học bang Colorado, đã phát hành một cáo cáo có tựa đề “Vỡ tổ: Răn đe Trung Quốc xâm lược Đài Loan”.
Trong đó, hai học giả Mỹ đề xuất chiến lược răn đe khiến Đài Loan trở thành “không thể mong muốn”; và Trung Quốc sẽ không chiếm đoạt được nước này bằng vũ lực.
Một khuyến nghị chủ chốt là Mỹ và Đài Loan nên đe dọa phá hủy các cơ sở sản xuất của Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) nếu Bắc Kinh xâm lược. Đây là nhà sản xuất chip quan trọng nhất thế giới, cũng là nhà cung cấp quan trọng nhất của Trung Quốc.
Nếu TSMC ngừng hoạt động thì “các ngành công nghệ cao của Trung Quốc sẽ ‘bị vô hiệu hóa’ vào đúng thời điểm nước này đang trong cuộc chiến tranh quy mô lớn”, các tác giả lưu ý.
“Ngay cả khi cuộc chiến tranh kết thúc, tổn thất kinh tế sẽ kéo dài trong nhiều năm sau đó. Một kịch bản như vậy có thể gây tổn hại đến tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, nghiên cứu cho hay.
Các tác giả lập luận rằng, thách thức của Mỹ và Đài Loan là làm sao để Trung Quốc tin “một mối đe dọa” như vậy sẽ trở thành sự thật. Họ viết: “Một cơ chế tự động có thể được thiết kế và nó sẽ được kích hoạt ngay khi xảy ra cuộc tấn công”.
“Bất chấp việc Trung Quốc nỗ lực lớn để phát triển ngành công nghiệp chip Made in China; nhưng trong năm 2020 chỉ có 6% chất bán dẫn sử dụng ở nước này được sản xuất nội địa”, nghiên cứu cho hay.
Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ
Tiến sĩ McKinney và PGS Harris viết: “Nếu kịch bản này gần chính xác; chính quyền Trung Quốc có thể muốn thực hiện hành vi sai trái ngay khi họ tự tin vào khả năng của mình. Như vậy, trong khi đảm bảo các cơ sở sản xuất chip quan trọng không rơi vào tay Bắc Kinh, Mỹ và các đồng minh có thể lập các kế hoạch dự phòng để nhanh chóng sơ tán những người lao động Đài Loan có tay nghề cao trong lĩnh vực này và cho họ nơi ở”.
Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ trước báo cáo này. Ngày 23/12 năm ngoái, website của Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc đã đăng một bài viết nhấn mạnh rằng “việc Đại lục theo đuổi thống nhất hai bờ eo biển chắc chắn không phải vì TSMC”.
Vì sao Mỹ cùng Đài Loan nên cân nhắc chiến lược này?
Theo hai học giả, các chiến lược răn đe truyền thống như triển khai các tàu chiến Mỹ tới sát Đài Loan có thể không đủ sức ngăn cản Trung Quốc tấn công.
Tờ Nikkei Asia cho biết, một chuyên gia phân tích có liên hệ với Hải quân Trung Quốc từng nói với hai tác giả rằng, mục tiêu của quân đội Trung Quốc là đánh chiếm thành công Đài Loan trong 14 tiếng; dựa trên giả định Mỹ và Nhật Bản cần tới 24 tiếng để phản ứng.
Các tác giả thừa nhận rằng chiến lược “trời ơi đất hỡi” này sẽ không hấp dẫn đối với người Đài Loan. Nhưng cái giá phải trả “sẽ ít tàn phá hơn đối với người dân Đài Loan nếu so với lời đe dọa chiến tranh giữa các cường quốc của Mỹ. Một cuộc chiến như vậy sẽ kéo dài và trên hết là mở rộng ra ngoài Đài Loan”.
Ông McKinney nói với Nikkei Asia rằng, kế hoạch này đưa ra công cụ sức mạnh kinh tế để răn đe, và nó cung cấp “một giải pháp thay thế để ngăn chặn một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc”.
Ông Harris nói: “Nếu Mỹ và Đài Loan muốn ngăn chặn Trung Quốc xâm lược, thì họ nên tìm kiếm các biện pháp như vậy. Dựa vào những lời đe dọa quân sự đang ngày càng trở nên kém tin cậy hơn và do đó cũng nguy hiểm hơn”.