Không còn việc làm, cuộc sống khó khăn nên hơn 30 lao động nghèo ở Quảng Ngãi làm thuê tại tỉnh Bình Định đã đi bộ về quê tránh dịch.

Đói lả sau hành trình về quê tránh dịch

Theo báo Zing, sau hơn một ngày đêm đi bộ, hơn 30 người đi từ Bình Định về Quảng Ngãi đói lả, kiệt sức. Đầu giờ chiều ngày 20/7, khi đã tới Quảng Ngãi, họ gặp một nhóm CSGT đồng hương.

Những người lao động nghèo không có phương tiện, phải đi bộ vượt hơn 50km về quê
Những người lao động nghèo không có phương tiện, phải đi bộ vượt hơn 50km về quê (ảnh chụp từ video báo Zing).

Nhóm CSGT chia sẻ với báo giới, những người đi bộ về quê là người dân huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đi lao động tại thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định). “Một số người cho biết đã đi từ 14h hôm trước, đến chỗ chúng tôi đã là giờ trưa. Tôi ước chừng quãng đường khoảng 50km. Vì đường rừng hiểm trở nên họ mới đi lâu như vậy”, một CSGT cho biết.

Được tiếp tế sữa, mì gói tại đồn cảnh sát, nhóm lao động nghèo tạm thoát cơn đói hành hạ. Sau đó, phía Quảng Ngãi đã gửi xe đưa những người dân về nhà của họ ở Ba Tơ.

Nữ công nhân ăn mì sống cứu cơn đói.
Nữ công nhân ăn mì sống cứu cơn đói.

30 lao động trên không phải là nhóm người Quảng Ngãi duy nhất tìm về quê bằng cách đi bộ. Trong số hàng nghìn lao động nghèo của huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) đang làm thuê ở Khánh Hòa, Bình Định… một số người được chính quyền hỗ trợ phương tiện. Song, theo báo Zing, vẫn có hàng trăm người lao động phải băng rừng, xuyên đêm, đi bộ hàng chục km để về nhà.

Cuộc trường chinh thống khổ của hàng vạn người Ấn Độ

Hình ảnh về đoàn người quê huyện Ba Tơ cuốc bộ trên những con đường bỏng rát được đăng tải khiến người xem xót xa. Nhiều người nhớ lại những hình ảnh họ được xem về “cuộc trường chinh” của hàng chục vạn dân nghèo Ấn Độ khi quốc gia này bị phong tỏa. “Mong những bi kịch ấy đừng tái diễn, dù ở bất kỳ đâu”, một người gửi lời chia sẻ.

Người lao động nhập cư từ New Delhi đi bộ về quê (ảnh chụp màn hình AP).

Chuyện xảy ra tại Ấn Độ vào khoảng cuối tháng 3/2020; khi Thủ tướng Narendra Modi từ tối 24/3 đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn dịch Covid-19. Theo báo Tin tức, lệnh phong tỏa toàn quốc đã tác động nghiêm trọng đến người lao động nghèo tại Ấn Độ. Không có thu nhập, không tiền tiết kiệm, không tiền mua thực phẩm, họ buộc phải về quê để sinh tồn.

Do dịch vụ đường sắt đã ngừng hoạt động, xe khách quá tải còn taxi thì quá đắt đỏ nên nhiều người lao động buộc phải đi bộ. Ngày 31/3/2020, Chính phủ Ấn Độ ước tính có khoảng 500.000-600.000 người lao động đã cuốc bộ về quê.

Có những gia đình đã phải đi bộ gần 1.000 km; nhiều người đi bộ dài ngày khiến chân nứt da, chảy máu. Có nhiều người kiệt sức trên hành trình dài ngày trong thời tiết nắng nóng.

Ramesh Meena, một lao động nhập cư, cõng vợ trên vai (ảnh chụp màn hình AP).
Ramesh Meena, một lao động nhập cư, cõng vợ trên vai (ảnh chụp màn hình AP).

Có những hoàn cảnh như anh Ramesh Meena, một lao động nhập cư, cõng vợ trên vai vì cô bị gãy chân, khi cả hai từ Ahmedabad, thành phố lớn nhất bang Gujarat, trở về quê ở bang Rajasthan lân cận.

Nhiều người bị đói vì đã không có gì vào bụng suốt nhiều ngày. Những người khác ăn đỡ bánh quy và uống nước. 

Chiếc dép mòn và bàn chân trầy xước do đi bộ đường dài (ảnh chụp màn hình AP).
Chiếc dép mòn và bàn chân trầy xước do đi bộ đường dài (ảnh chụp màn hình AP).

Thủ tướng Modi xin người nghèo tha thứ; nhưng ông cho hay không còn cách nào khác ngoài phong toả toàn quốc để ngăn chặn dịch bệnh. 

Điều đáng tiếc, là sau đó, Ấn Độ vẫn bùng phát đại dịch vô cùng nghiêm trọng, kéo dài tới tận hôm nay. Còn lệnh phong tỏa ấy đã khiến Ấn Độ lâm vào cuộc di cư lớn chưa từng thấy kể từ năm 1947.

Xem thêm

Từ Khóa: