Một báo cáo mới cho biết gián điệp Trung Quốc đang len lỏi khắp nơi tại Nepal. Điều nghiêm trọng hơn nữa: Nếu gián điệp Trung Quốc có mặt ở Nepal, nó cũng có thể hoạt động ở rất nhiều nước khác.
Trong bài báo ngày 22/11, Secret China cho biết: “Hoa Kỳ tích cực thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; điều này đã khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng ngồi không yên”.
Tóm tắt nội dung
Báo cáo tình báo về gián điệp Trung Quốc ở Nepal
Trước đó, hãng truyền thông Nepal “Khabarhub” thu được một báo cáo tình báo, tiết lộ rằng các nhân viên của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đang ẩn náu trên lãnh thổ Nepal trong một thời gian dài. Các gián điệp Trung Quốc bí mật gây chia rẽ các mối quan hệ giữa Nepal, Mỹ và các nước khác.
Các gián điệp của Bắc Kinh cũng tìm cách mua chuộc giới tinh hoa địa phương. Họ vận động các nhân vật chủ chốt cản trở một chương trình hợp tác giữa Mỹ và Nepal, gọi là “Millennium Challenge Corporation” (MCC).
Lý giải về vấn đề này, một số nhà phân tích cho biết Bắc Kinh lo lắng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh bị hạn chế nhiều hơn.
Sau nhiều tháng điều tra các hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Nepal, Cơ quan An ninh Quốc gia Cộng hòa Nepal đã hoàn thành một báo cáo dài 50 trang. Báo cáo ghi lại chi tiết cách thức hoạt động của các điệp viên Trung Quốc; như nhiệm vụ, mục đích, mạng lưới liên lạc và thông tin nhân sự. Báo cáo cũng trình bày một danh sách các quan chức tình báo Trung Quốc giả dạng nhiều vai trò khác nhau; như phóng viên, doanh nhân.
Trong đó, báo cáo có 5 trang viết về một gián điệp tên là “Ning Lin”, 37 tuổi. Người này được cho là sinh năm 1984 tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, làm việc cho Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc. Anh ta chuyên thu thập thông tin tình báo nước ngoài và hoạt động phản gián. Anh ta có 2 hộ chiếu; một hộ chiếu còn lại có tên là “Oscar Ning”.
Bắc Kinh cũng cố tình lan truyền thông tin sai lệch nhằm cố gắng phá hủy hình ảnh của Hoa Kỳ. Sau khi Thủ tướng Nepal Sher Bahadur Deuba nhậm chức, Ning Lin hoạt động càng tích cực hơn.
Gián điệp Trung Quốc tìm cách phá hoại quan hệ giữa Mỹ và Nepal
Theo báo cáo, các điệp viên Bắc Kinh do Ning Lin chỉ đạo liên tục khiêu khích mối quan hệ giữa Nepal và nước ngoài, trong đó Mỹ là mục tiêu số một. Nhiệm vụ quan trọng nhất của họ, đó là, bằng mọi giá phải mua chuộc được các chính trị gia, học giả, các hãng truyền thông, doanh nhân Nepal và những người có ảnh hưởng khác; và thuyết phục họ phản đối Quốc hội thông qua mối quan hệ hợp tác song phương Mỹ-Nepal MCC.
Có thông tin cho rằng chương trình MCC được thành lập từ thời cựu Tổng thống Mỹ Bush. Mục đích của nó là thúc đẩy hợp tác giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nepal đã đạt được thỏa thuận với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lúc đó là John Sullivan vào tháng 9 năm 2017. Trong thỏa thuận, Hoa Kỳ hỗ trợ Nepal 500 triệu đô la Mỹ, và Nepal tự huy động được 130 triệu đô la Mỹ cho các dự án điện và đường, v.v. Nhưng thỏa thuận này phải được Quốc hội hai nước thông qua trước khi Trung Quốc có cơ hội cản trở.
Nếu gián điệp Trung Quốc có mặt ở Nepal, nó cũng có thể len lỏi ở các nước khác
Các quan chức an ninh và tình báo Nepal cho biết họ đã phát hiện các hoạt động tình báo của Trung Quốc từ tất cả các cấp kinh doanh, học thuật và truyền thông. Họ đã thu được bằng chứng từ mạng lưới tình báo Trung Quốc. Giờ họ chỉ còn chờ lệnh của chính phủ để giải quyết vấn đề này.
Giới tình báo Nepal cũng cảnh báo rằng tình trạng gia tăng các hoạt động tình báo của Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng đến các đề xuất chính trị của Nepal. Báo cáo kêu gọi chính quyền thiết lập các chiến lược chống can thiệp của nước ngoài hoặc xây dựng các thủ tục đối phó.
Cựu đại sứ Nepal tại Đan Mạch, Vijay Kant Karna, chỉ trích rằng đây chắc chắn là một ví dụ về sự can thiệp công khai của Trung Quốc vào công việc nội bộ của nước này.
Đài RFA dẫn lời Feng Chongyi, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Công nghệ Sydney, Úc, nói rằng mặc dù không thể xác minh tính xác thực của báo cáo; nhưng mô tả của nó hoàn toàn phù hợp với các phương pháp mở rộng gián điệp và mặt trận thống nhất của Bắc Kinh.
Giáo sư cho biết Bắc Kinh lo lắng về việc các nước láng giềng ngày càng xích lại gần các nước phương Tây. Ông cũng tin rằng nếu các hoạt động của Bắc Kinh có thể vượt qua ranh giới Trung Quốc, chúng sẽ không chỉ tồn tại ở Nepal mà còn ở các nước khác.