UBND TP Hà Nội vừa đồng ý cho Sở GTVT xây dựng dự án phát triển xe đạp công cộng để thực hiện tại 5 quận trung tâm.
- Người mẹ đơn thân gồng mình nuôi 4 con khi giá cả tăng cao ở TP. HCM
- Quảng Nam: Đĩa cơm trưa của công nhân lúc nhúc giòi, công ty nói gì?
- Nhạc sĩ Ngọc Châu qua đời ở tuổi 55
VnExpress đăng tải, xe đạp được sử dụng cho dự án bao gồm xe đạp truyền thống, xe điện 2 bánh. Chi phí cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng đối với xe đạp và 10.000 đồng đối với xe đạp điện. Người dân thuê xe cả ngày sẽ trả mức giá 60.000 đồng với xe đạp và 120.000 đồng với xe đạp điện. Hệ thống có vé theo tháng, quý và năm; thanh toán bằng ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.
Về lộ trình, Sở GTVT Hà Nội dự kiến sẽ chia làm 2 giai đoạn để triển khai, cụ thể:
Giai đoạn 1: ở giai đoạn này sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện.
Số xe này sẽ được bố trí tại từ 70 đến 80 vị trí tại các quận: Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân và các điểm cạnh lối lên xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Thời gian dự kiến thực hiện năm 2022 đến 2023.
Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023 đến 2024: tập trung phát triển mở rộng vùng dịch vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm, chi tiết các địa điểm này sẽ được đơn vị chức năng khảo sát cụ thể.
Báo Giao Thông thông tin, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 26 tỷ, sẽ do Công ty Trí Nam phụ trách.
Theo Sở GTVT Hà Nội, mô hình thuê xe đạp giúp nâng cao hiệu quả phương tiện công cộng, thay đổi thói quen đi lại của người dân, giảm ô nhiễm môi trường.
Trước đó, vào năm 2014, Hà Nội cũng đã thí điểm cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng tại 4 điểm trường bao gồm ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Điện lực, ĐH Thương mại và Cao đẳng Sư phạm Trung ương (Công ty CP Môi trường cây xanh đô thị là đơn vị thực hiện dự án thí điểm).
Tuy nhiên, kể từ ngày triển khai đến nay, các điểm cho thuê xe đạp công cộng của thành phố đã đã không duy trì được.