“Không có một dân tộc nào bị đồng hóa nếu chính họ không từ bỏ bản sắc của mình.” Toàn cầu hóa đã đi qua thời kỳ hoàng kim. Những khái niệm như “mở cửa”, “hội nhập”, “xóa nhòa biên giới văn hóa” từng được cổ vũ như chuẩn mực tiến bộ, thì nay đang bị đặt lại câu hỏi.
- Những nhóm hàng hóa chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi chính sách thuế mới của ông Trump
- Cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công khi giải thể cấp huyện
- Tiếng chuông thức tỉnh: khi đồng hồ báo thức lên tiếng
Trong giai đoạn hậu toàn cầu – khi kinh tế thế giới phân mảnh; các siêu cường tái cấu trúc chuỗi cung ứng; và làn sóng dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy – một vấn đề nền tảng hơn đang lặng lẽ trở nên cấp thiết:
Tóm tắt nội dung
Văn hóa không dễ mất đi – nếu nó từng tồn tại một cách chính thống
Thực tế lịch sử đã chứng minh: văn hóa không bị hủy hoại bởi ngoại lực – mà bởi sự suy yếu từ bên trong. Nhật Bản mở cửa từ cuối thế kỷ XIX, nhưng không mất đi bản sắc Nhật. Hàn Quốc phát triển kinh tế nhanh chóng; nhưng vẫn giữ được tiếng Hàn, hanbok, đạo Nho hiện đại; và niềm tự hào quốc gia mạnh mẽ.
Trong khi đó; có không ít dân tộc tan rã bản sắc trong thời bình: không phải vì bị xâm lược; mà vì đánh mất hệ giá trị cốt lõi; chạy theo thị hiếu nhất thời; và để thế hệ trẻ bị cuốn vào làn sóng toàn cầu hóa mà không có hệ kháng thể văn hóa.
Nói cách khác, nếu một dân tộc đánh mất bản sắc, thì nguyên nhân sâu xa không nằm ở toàn cầu hóa – mà nằm ở chính nội lực văn hóa của họ.
Toàn cầu hóa văn hóa: Thứ hấp dẫn bề mặt, nhưng không bao giờ trung lập
Làn sóng toàn cầu hóa văn hóa không đến bằng vũ khí – nó đến bằng:
- Phim ảnh, nền tảng số, mạng xã hội.
- Thương hiệu toàn cầu, thời trang, ẩm thực nhanh.
- Giá trị cá nhân hóa, lối sống “phi biên giới” được thần thánh hóa.
Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc… đều chủ động xuất khẩu văn hóa như một chiến lược quyền lực mềm. Nhưng phần lớn các quốc gia đang phát triển – trong đó có Việt Nam – lại chỉ đứng ở vai trò người tiêu dùng thụ động, thiếu hạ tầng, thiếu chính sách; và thiếu niềm tin nội tại để giữ lấy bản sắc riêng.
Khi văn hóa quốc gia chỉ còn là lễ hội truyền thống và vài tiết mục trình diễn “cho có”, thì không sớm thì muộn, lối sống, ngôn ngữ, và hệ giá trị ngoại lai sẽ chiếm lấy chỗ trống.
Chủ quyền văn hóa và sự chủ động trong phát triển: Hai điều không thể tách rời
Một quốc gia có thể mở cửa kinh tế; thu hút FDI, phát triển công nghiệp – nhưng điều đó không có nghĩa phải “nhập khẩu” văn hóa sống. Trái lại; chỉ những quốc gia biết phát triển kinh tế trong tư thế chủ động mới đủ khả năng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.
Ví dụ đối lập rõ ràng:
– Hàn Quốc phát triển kinh tế mạnh; nhưng vẫn xuất khẩu ngôn ngữ, phim ảnh, nhạc Kpop, thời trang truyền thống; và triết lý “Hàn hóa hiện đại”.
– Nhiều nước Đông Nam Á mở cửa kinh tế sớm hơn Hàn Quốc; nhưng vì không chủ động trong hội nhập, văn hóa bị xâm thực bởi trào lưu ngoại; từ phim ảnh đến ứng dụng số, từ ngôn ngữ đến lối sống.
Một quốc gia không thể giữ được bản sắc nếu không kiểm soát được hạ tầng truyền thông, giáo dục, văn hóa số và cả thị hiếu người tiêu dùng.
Việt Nam đang ở đâu trong làn sóng hậu toàn cầu hóa văn hóa?
Việt Nam có một nền văn hóa sâu dày, bản sắc độc đáo; nhưng đang đối mặt với nhiều nguy cơ:
- Giới trẻ lệ thuộc ngôn ngữ mạng và nền tảng ngoại, ngôn ngữ truyền thống bị biến dạng.
- Phim ảnh, truyền thông đại chúng bị chi phối bởi trào lưu và thuật toán nước ngoài.
- Văn hóa dân gian; tri thức bản địa mất dần không phải vì cấm đoán, mà vì không mấy người truyền – không mấy người học.
Cái đáng lo không phải là văn hóa ngoại tràn vào – mà là chúng ta không đủ sức tạo ra văn hóa nội đủ hấp dẫn để cạnh tranh.
Một tầng sâu hơn: Khi văn hóa đã từng bị “cách mạng” hóa
Cả Trung Quốc và Việt Nam; đều trải qua một giai đoạn lịch sử đặc biệt – thời kỳ “cách mạng văn hóa”; với mục tiêu chính thức là “cách mạng hóa” hệ giá trị xã hội; nhưng trên thực tế là phá hủy nền văn hóa truyền thống, đạo lý, mỹ học và hệ tri thức dân tộc đã được tích lũy qua hàng nghìn năm.

Ở Trung Quốc; hậu quả của Đại Cách mạng Văn hóa 1966–1976 là sự xóa bỏ gần như toàn bộ giá trị Nho giáo, mỹ thuật cổ điển; và sinh hoạt văn hóa truyền thống.
Ở Việt Nam; mặc dù không gọi bằng cái tên ấy, nhưng nhiều giá trị văn hóa bản địa, lễ nghi, thẩm mỹ dân gian; cùng với tri thức của giới Nho học, tôn giáo truyền thống… cũng bị coi là “phong kiến lạc hậu” và dần bị triệt tiêu.
Khi toàn cầu hóa ập đến, nền tảng văn hóa gốc đã không còn đủ vững để làm bộ lọc. Không phải vì dân tộc yếu – mà vì hệ miễn dịch văn hóa đã từng bị phá bỏ.
Văn hóa xuất khẩu từ Trung Quốc biến dị – nguy cơ kép cho Việt Nam
Ngày nay; khi Trung Quốc xuất khẩu kinh tế, đầu tư hạ tầng, thương mại số, thì đi kèm theo đó là một lớp “văn hóa mềm” pha trộn giữa tính công cụ; tính tuyên truyền, và cả di sản méo mó sau Cách mạng Văn hóa. Đây không phải là văn hóa Trung Hoa cổ đại chân chính – mà là một thứ biến dị mất gốc bị chính trị hóa.
Với Việt Nam – vốn từng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Hoa truyền thống; lại từng trải qua phá vỡ văn hóa chính thống – thì nguy cơ bị “tái đồng hóa” bởi làn sóng mới của Trung Quốc biến dị là một nguy cơ kép.

Một mặt; chúng ta chưa kịp phục hồi hệ giá trị truyền thống, mặt khác; lại đang bị ép tiêu thụ thứ văn hóa giả dạng truyền thống nhưng thực chất là công cụ hóa chính trị và kinh tế của một chế độ.
Cái đáng sợ nhất không phải là mất văn hóa, mà là tưởng mình đang giữ lấy bản sắc – trong khi đó chỉ là lớp vỏ của một hệ giá trị khác.
Đây là lý do vì sao bài toán bản sắc trong hậu toàn cầu hóa không còn là câu chuyện lễ hội, trang phục, hay ẩm thực; mà là vấn đề tái lập chiều sâu triết lý dân tộc, và xây dựng năng lực “miễn dịch văn hóa” trong thế hệ trẻ.
Hậu toàn cầu hóa: Cơ hội thứ hai để phục hưng văn hóa chính thống
Khi toàn cầu hóa chững lại; các nền tảng quyền lực mềm bắt đầu mất đà, chính là lúc các quốc gia nhỏ có thể tạo khoảng không để xây dựng lại bản sắc.
Kiến tạo hạ tầng văn hóa độc lập
Không phụ thuộc hoàn toàn vào mạng xã hội ngoại. Phát triển nền tảng nội dung, giáo dục, ngôn ngữ số Việt – không phải chỉ chống “xâm nhập” mà để tạo hệ sinh thái văn hóa nội.
Tái định nghĩa bản sắc trong bối cảnh hiện đại
Bản sắc không chỉ là áo dài, múa rối, hát quan họ… mà còn là cách tư duy, cách tiêu dùng, cách ứng xử với cộng đồng và thiên nhiên.
Chủ động xuất khẩu văn hóa thay vì chỉ tiêu thụ
Nếu không xuất khẩu được bản sắc, thì sẽ phải tiêu thụ bản sắc của người khác. Điều này cần nhà nước hỗ trợ; nhưng quan trọng hơn là người trẻ phải thấy tự hào và có lý do để làm điều đó.
Văn hóa không tự mất – nhưng có thể tự xóa
Trong lịch sử nhân loại; một số dân tộc đã bị coi như biến mất khi không giữ được bản sắc văn hóa, mặc dù người của dân tộc đó vẫn tồn tại. Trong kỷ nguyên hậu toàn cầu, khi các giá trị phương Tây không còn là tiêu chuẩn mặc định; và khi Trung Quốc biến dị đã đang bị cô lập và lộ rõ bản chất; Việt Nam có cơ hội để làm lại.
Như vậy, chúng ta không chỉ tồn tại – mà còn có thể định nghĩa lại chính mình. Nếu không, thì sẽ mãi là một “bản sao vùng nhiệt đới” trong trò chơi của người khác.