Giáo dục trẻ em là một vấn đề không đơn giản trong xã hội hiện đại. Chúng ta đều muốn giáo dục con cái tốt, dẫn chúng đến con đường đúng đắn. Không cha mẹ nào muốn con mình trở thành một người thiếu tự lập, thất nghiệp hay lãng phí.
Vậy điều quan trọng đối với việc học hành của trẻ là gì? Hãy cùng chúng tôi đến với câu chuyện dưới đây:
Vay tiền để mua một con búp bê
Có một cô bé đứng bên vệ đường, trên tay cầm tấm biển với nội dung “Tôi muốn có 50 tệ, hai tháng nữa tôi sẽ trả lại”. Lúc này, một người phụ nữ trẻ tuổi đi tới, hỏi cô bé rằng tại sao lại muốn 180.000 đồng (50 nhân dân tệ), từ một người qua đường. Cô bé nói với người phụ nữ rằng, cô rất thích một con búp bê và muốn có tiền để mua nó. Vì cô bé thi trượt nên bố mẹ từ chối mua, và cô bé đã mất cơ hội xin được búp bê.
Người phụ nữ hỏi “Lần sau con có thể thi tốt và bố mẹ sẽ thưởng cho con?”. Cô bé hồn nhiên nói “Lâu quá! Con phải đợi những hai tháng nữa”. Người phụ nữ nói với cô bé rằng, không ai cho con tiền để mua một con búp bê mà không có lý do. Nhưng có một cách, cô có thể làm cho con có một con búp bê, và con phải trả học phí.
Thỏa thuận học phí 1 đồng
Cô bé rất vui, khi nghe người phụ nữ dạy cách có thể mua được búp bê. Nhưng khi nghe đến học phí cô bé lo lắng, vội hỏi “Con cần bao nhiêu tiền học phí?”. Người phụ nữ nói chỉ cần 1 nhân dân tệ (3.600 đồng). Cô bé cảm thấy ngạc nhiên với mức học phí thấp như vậy.
Người phụ nữ nhắc nhở cô bé rằng, mặc dù có thể kiếm được tiền; nhưng trước tiên là phải có khả năng chịu đựng gian khổ và kiên trì. Cô bé nói chắc chắn sẽ làm được. Thỏa thuận xong, họ đồng ý gặp nhau ở chỗ cũ sau 4 ngày để đóng học phí.
Người phụ nữ đã dạy cô bé kiếm tiền như thế nào? Người đó đã nói với cô bé, không ai có thể cho con vay tiền để mua một con búp bê vô giá trị. Nhưng con có thể có được con búp bê thông qua sức lao động và sự cố gắng của chính mình. Con có thể dọn sạch môi trường bằng cách nhặt ve chai, và nhận được phần thưởng xứng đáng thông qua lao động.
Hai ngày rưỡi sau
Người phụ nữ trẻ sắp xếp để cô bé đi nhặt 560 vỏ chai trong 4 ngày, mỗi ngày nhặt khoảng 140 chai. Thời gian trôi qua thật nhanh, 4 ngày sau bọn họ gặp nhau. Điều đầu tiên cô bé nói khi nhìn thấy người phụ nữ là “Chào dì, con đã đợi dì lâu lắm rồi”.
Người phụ nữ hỏi “Nhiệm vụ của con đã hoàn thành chưa?” Cô bé cười và nói: “Con đã xong việc. Con chỉ cần hai ngày rưỡi để hoàn thành”. Đây là tiền công lao động của con, người phụ nữ trao tiền cho cô bé và giữ lại 1 nhân dân tệ tiền học phí.
Người phụ nữ hỏi cô bé có cảm xúc gì khi lao động kiếm tiền. Cô bé chia sẻ “Không ngờ kiếm tiền lại khó đến vậy! Bố con từng nói, kiếm tiền khó hơn học rất nhiều. Nhưng bây giờ con mới thực sự tin. Con sẽ học hành chăm chỉ”.
Người phụ nữ khuyến khích “Con là một cô bé ngoan, tốt bụng và chăm chỉ. Con sẽ đạt được mục tiêu trong tương lai.”
15 năm sau
Hai con người định mệnh gặp nhau sau 15 năm. Người phụ nữ đã bước vào tuổi trung niên và có công ty riêng. Cô gái nhỏ năm nào cũng đã tốt nghiệp đại học và có sự nghiệp riêng.
Công ty của người phụ nữ trung niên hoạt động không tốt; do sự cạnh tranh trên thương trường. Đến nay, công ty hầu như không thể duy trì được nữa. Một ngày, có người xin việc đến, cô ấy chính là cô bé nhặt ve chai để có tiền mua búp bê của 15 năm trước.
Người phụ nữ trung niên nói “Công ty đang trên bờ vực phá sản, ta không cần ứng tuyển nhân sự.”
“Con hiểu mô hình hoạt động của công ty. Đây là thẻ trị giá 18 tỷ đồng (5 triệu nhân dân tệ) là khoản đầu tư của con vào công ty của dì. Con sẽ dạy dì mô hình quản lý hoàn toàn mới. Nhưng dì cũng phải trả học phí và học phí cũng là 1 nhân dân tệ”, cô gái nói.
Cô gái tiếp tục “Chỉ với 1 nhân dân tệ năm đó, dì đã dạy con cách tự kiếm tiền; và dì đã dạy con tầm quan trọng của việc học. Đây là tài sản lớn nhất của con”.
Người cô trung niên xúc động “Lúc đó tôi chỉ giúp, để con có được điều mình muốn thông qua lao động chăm chỉ; thay vì chờ đợi người khác cho. Không ngờ, nó lại có ý nghĩa với con”.
Lời kết: Muốn trẻ tự lập, hãy để trẻ có được thứ chúng muốn nhờ vào lao động tử tế và trí huệ. Câu chuyện còn có một ý nghĩa “Làm điều thiện cho người khác là làm cho chính bản thân mình!”
Theo SOH
Xem thêm: