Một cụ già 90 tuổi đi khám sức khỏe, kết quả cho thấy mạch máu của cụ khỏe mạnh như người 60 tuổi. Bí quyết của cụ nằm ở 3 thói quen hàng ngày.
Tất cả chúng ta đều biết rằng khi tuổi già đến, các cơ quan trong thân thể dần bị lão hóa, và con người trở nên ốm yếu hơn. Tuy nhiên, trong lần khám sức khỏe cách đây không lâu, một cụ già 90 tuổi đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc.
Ban đầu tôi nghĩ bà sẽ gặp nhiều vấn đề, thật bất ngờ khi kết quả khám sức khỏe cho thấy mạch máu của bà khỏe mạnh như của một người 60 tuổi. Tôi thành thật cầu chúc bà sống lâu!
Sau đó, một số người cùng khám sức khỏe với bà tò mò không biết bà cụ đã chăm sóc cơ thể như thế nào để có được kết quả tốt như vậy.
Cụ già 90 tuổi có huyết mạch như 60 tuổi, bà có bí quyết gì để trường thọ?
Có lẽ trong mắt nhiều người trung niên và cao tuổi, họ cho rằng người già ăn chay nhiều hơn thì có sức khỏe tốt hơn. Liệu đây có phải là bí quyết? Thực tế không phải vậy, bà lão tiết lộ rằng bà cũng ăn thịt. Bà nghĩ mình không có bí mật sức khỏe nào cả, sau đó bà chỉ nói về một số thói quen hàng ngày:
Điều đầu tiên: đun sữa đậu nành với đậu phộng, hạt quinoa, đậu đen và đậu đỏ vào mỗi buổi sáng
Đây là bữa sáng mà cụ bà ăn hàng ngày. Có lúc bà đun hỗn hợp này thành đồ uống; có lúc lại cho thêm một ít gạo để tạo độ sánh như một món ăn. Tưởng chừng đó là một bữa sáng bình thường; nhưng thực chất chúng giúp bà bổ sung đạm thực vật.
Đối với người cao tuổi, đạm là chất dinh dưỡng dễ bị thiếu; và đạm thực vật thì tốt cho sức khỏe hơn đạm động vật. Đậu phộng và đậu có chứa protein thực vật. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn protein thực vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong.
Trong các loại thành phần này, đáng kể đến là đậu phộng. Nó được mệnh danh là “quả trường sinh”. Đã có nghiên cứu trên “Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ” cho thấy đậu phộng là thực phẩm thay thế rất tốt, đặc biệt với người không quá béo. Nhờ đậu phộng, hiện tượng rối loạn chuyển hóa cũng được cải thiện.
Ngoài ra, ăn đậu phộng đúng cách còn có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và lượng lipid trong máu. Vì vậy, bạn nên ăn thường xuyên loại hạt này và hãy chú ý đến cách ăn đúng.
Điều thứ hai: cụ bà đi bộ mỗi ngày, nhưng không quá nhiều
Đối với một số người già ở độ tuổi 80 – 90, họ có thể không thích ra ngoài. Họ nghĩ tốt hơn là nên nằm yên vì sợ chẳng may bị ngã ở đâu. Nhưng cụ bà này đi bộ hàng ngày.
Mặc dù theo quan điểm của bà, đi bộ sang nhà hàng xóm, ra vườn rau, không được coi là tập thể dục; nhưng thực tế, đi bộ là cách tập thể dục phù hợp với sức khỏe người già.
Bà cũng đặc biệt chú trọng đến tư thế đi bộ, không cúi lưng, không gù lưng, ngẩng cao đầu và ưỡn ngực. Bà đi lại gọn gàng, trông không hề giống một cụ già 90 tuổi. Ngày nào bà cũng đi dạo, đi bộ đến khi mồ hôi nhễ nhại rồi về nhà.
Tốc độ tuần hoàn máu của người cao tuổi chậm lại. Nếu ít hoạt động trong thời gian dài thực sự không tốt cho sức khỏe mạch máu. Tập thể dục và đi bộ vừa phải mỗi ngày có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, bảo vệ mạch máu; đồng thời giúp tim mạch khỏe mạnh. Chỉ cần tránh những điều sau khi đi bộ:
- Không đi bộ quá nhiều
- Không đi quá nhanh
- Không đi bộ ngay sau khi ăn
Điều thứ ba: cụ bà thích uống trà
Cụ bà rất thích uống trà. Vào ngày lễ, các con sẽ mang cho bà một ít trà. Buổi sáng bà uống một chén nhỏ, buổi chiều lại uống một chén nhỏ. Bà uống không nhiều, cũng không pha trà quá đặc. Khi pha trà, cụ bà uống trong ngày mà không để sang ngày hôm sau. Uống trà theo cách này thực sự có lợi cho sức khỏe mạch máu.
Trà có chứa nhiều chất dinh dưỡng như polyphenol. Các nghiên cứu đã phát hiện ra uống trà xanh thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, uống trà giúp bổ sung nước. Uống nhiều nước là điều tốt cho người già, có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm độ nhớt của máu, đồng thời có lợi cho sức khỏe mạch máu. Những người có mạch máu khỏe mạnh sẽ sống lâu hơn.
Sau khi nghe bà lão kể về những việc bà làm hàng ngày, mấy người bên cạnh gật đầu lia lịa, nói rằng về sau cũng nên học theo bà hình thành những thói quen tốt này.
Lời kết
Ngoài ra, tôi còn phát hiện rằng từ lúc bắt đầu khám sức khỏe cho đến khi bà lão chia sẻ kinh nghiệm trường thọ của mình với mọi người, bà luôn tươi cười , không hề nóng nảy. Có thể thấy tâm lý của bà cũng rất tốt. Rõ ràng, tâm lý và cảm xúc tốt cũng là một bí kíp quan trọng để trường thọ.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là mọi người đều cần bắt chước sống theo thói quen của bà, cũng không có nghĩa là mọi người đều sống lâu như bà, hoặc sống lâu hơn. Một lối sống lành mạnh rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, tuổi thọ cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như di truyền, bệnh tật và tình trạng y tế. Dù thế nào đi nữa, việc phát triển những thói quen tốt luôn là điều đúng đắn.
Tựu chung lại, con người sống chung với các mạch máu suốt cả cuộc đời. Các mạch máu khỏe mạnh có thể giúp chúng ta tránh được một loạt các mối nguy hiểm cho sức khỏe.
Các mạch máu của cụ bà 90 tuổi khỏe mạnh như một người 60 tuổi, điều đó liên quan đến 3 việc kể trên. Chúng rất đáng để mọi người tham khảo.
Nguồn: Aboluowang
Xem thêm: