Khi gặp sự cố bất ngờ trên sông, hồ hoặc biển – như lật thuyền, sóng lớn, hay dòng chảy xiết – kỹ năng bơi thông thường có thể chưa đủ để giúp bạn an toàn. Thay vào đó, việc trang bị các kỹ thuật bơi sinh tồn sẽ giúp tăng đáng kể cơ hội sống sót trong môi trường nước tự nhiên.
- Va chạm thương tâm trên Quốc lộ 1A: 3 bà cháu tử vong sau cú đâm xe tải đỗ ven đường
- Điểm sàn xét tuyển đại học giảm kỷ lục: Có ngành rớt đến 6 điểm
- Nghị lực người phụ nữ như hoa sen giữa bùn
Bơi sinh tồn là gì?
Bơi sinh tồn (Survival swimming) là tập hợp các kỹ thuật bơi được thiết kế nhằm giúp người bơi duy trì sự sống trong điều kiện nguy hiểm dưới nước. Khác với bơi thể thao trong hồ bơi nhân tạo; bơi sinh tồn chú trọng đến việc giữ hơi thở; tiết kiệm năng lượng, quan sát xung quanh và giữ đầu nổi trên mặt nước.
Dưới đây là những kỹ thuật bơi sinh tồn phổ biến và hiệu quả nhất:
Drownproofing – Nổi tĩnh sinh tồn
Được phát triển từ những năm 1940 bởi HLV Fred Lanoue tại Học viện Georgia Tech, drownproofing là kỹ thuật cho phép người bơi giữ cơ thể lơ lửng dưới nước, chỉ ngoi lên khi cần hít thở. Phương pháp này giúp người bơi duy trì sự nổi hàng giờ đồng hồ; mà không cần di chuyển quá nhiều, rất phù hợp khi chờ cứu hộ.
Survival breaststroke – Bơi ếch đầu nổi
Là biến thể của bơi ếch truyền thống, kỹ thuật này luôn giữ đầu trên mặt nước, giúp quan sát và hít thở dễ dàng hơn. Đây là kỹ năng được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa vào huấn luyện cho lực lượng cứu hộ, thủy thủ và binh lính.
Sidestroke – Bơi nghiêng
Bơi nghiêng thường được áp dụng trong huấn luyện quân sự Mỹ; sử dụng động tác chân cắt kéo (scissor kick) ;và tay quạt nước để di chuyển ổn định trong môi trường nước có nhiều chướng ngại vật. Ưu điểm của kỹ thuật này là tiết kiệm sức lực và giữ được phương hướng tốt.
Head-up Front crawl – Bơi sải giữ đầu nổi
Khác với bơi sải truyền thống; kỹ thuật này giữ đầu luôn ở trên mặt nước, cho phép người bơi duy trì tốc độ; mà vẫn có thể quan sát phía trước. Phù hợp trong các tình huống cần di chuyển nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Tình huống nào cần dùng kỹ thuật nào?
Khi thuyền bị lật hoặc mất phương hướng
Chuyên gia bơi sinh tồn Trev Hollenbeck khuyến cáo: ưu tiên ở lại gần thuyền hoặc vật nổi, không nên bơi đi ngay nếu chưa rõ hướng bờ. Drownproofing sẽ là kỹ thuật lý tưởng để giữ thân thể nổi và tiết kiệm sức.
Khi có mưa bão hoặc sóng mạnh
Với dòng chảy xiết hoặc điều kiện môi trường phức tạp (dầu loang, rác trôi); nên bắt đầu với drownproofing để ổn định hơi thở. Sau đó, kết hợp survival breaststroke hoặc sidestroke để di chuyển an toàn.
Khi có thể nhìn thấy bờ rõ ràng
Trong điều kiện lý tưởng; có thể sử dụng head-up front crawl để bơi nhanh về phía bờ trong khi vẫn quan sát được đường đi. Tuy nhiên, kỹ thuật này yêu cầu thể lực và kinh nghiệm – phù hợp hơn với nhân viên cứu hộ hoặc người thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước.
Khi bắt đầu mệt mỏi
Nếu cảm thấy kiệt sức khi đang bơi; quay lại kỹ thuật drownproofing là phương án tốt để nghỉ ngơi, lấy lại sức và bình tĩnh xử lý tình huống.
Lưu ý quan trọng khi gặp sự cố trên sông nước
- Luôn cố gắng giữ đầu nổi trên mặt nước. Dù việc chìm đầu có thể giúp giảm lực cản khi bơi; nhưng trong điều kiện tự nhiên – có thể gây hít nước, va vào vật cản hoặc mất phương hướng.
- Bám vào vật nổi nếu có thể, đây là ưu tiên hàng đầu khi chờ cứu hộ.
- Trang bị trước kỹ năng là điều thiết yếu. Các bài tập bơi sinh tồn cần được luyện tập thực tế để tạo phản xạ tự nhiên khi gặp tình huống nguy hiểm. Biết bơi là một lợi thế, nhưng để sống sót trong các tình huống nguy hiểm ngoài thiên nhiên; việc học và rèn luyện các kỹ thuật bơi sinh tồn chuyên biệt là điều không thể bỏ qua.
Theo: Tuổi trẻ