Có vị trí chiến lược trên eo biển Oresund, eo biển hẹp giữa Thụy Điển và Đan Mạch, Lâu đài Kronborg còn là bối cảnh của các tác phẩm văn học vĩ đại. Từng là pháo đài thời trung cổ kiểm soát lối ra vào biển Baltic và nơi cư ngụ của hoàng gia Đan Mạch, tên tuổi của Lâu đài Kronborg đã trở nên bất hủ thông qua vở kịch “Hamlet” của thi hào Shakespeare với danh xưng Elsinore. Điều đó đã xảy ra như thế nào?

Năm 1420, Vua Eric xứ Pomerania đã xây dựng Krogen, một pháo đài kiên cố thời trung cổ tại thành phố Helsingor ven biển, để canh gác vùng biển của Đan Mạch và áp đặt loại thuế mới của ông, Sound Dues. Trong hơn 400 năm, tất cả những tàu buôn đi qua eo biển Oresund đều phải trả khoản thuế này hoặc đối mặt với các pháo đài và đội pháo binh của lâu đài.

Giữa năm 1574 và 1585, Vua Frederick Đệ nhị của Đan Mạch về sau đã ra lệnh xây dựng một lâu đài theo kiến trúc Phục Hưng, Kronborg, thay thế pháo đài thời trung cổ bằng tiền lấy từ thuế Sound Dues. Công trình này có mặt tiền được trang trí với đá sa thạch, tháp chuông cao chót vót, ngọn tháp nhọn, và tháp vàng.

Cuộc sống hoàng gia cũng rất khác biệt, với những bữa tiệc khoa trương, dạ tiệc xa hoa, và những buổi biểu diễn sân khấu. Những giai thoại về lâu đài tráng lệ này và triều đình của Frederick Đệ nhị cuối cùng cũng đến tai thi hào William Shakespeare. Ông đã lấy cảm hứng từ những điều này, chọn Lâu đài Kronborg làm bối cảnh cho vở kịch “Hamlet.”

Năm 1629, một đám cháy tàn phá lâu đài, chỉ còn lại nhà nguyện nguyên vẹn. Vua Christian Đệ tứ đã xây dựng lại lâu đài, thêm vào những nét Baroque; tuy nhiên, sau năm 1690, đây không còn là dinh thự hoàng gia, mà thay vào đó được sử dụng cho mục đích quân sự. Lâu đài Kronborg từ đó được phục hồi lại vẻ huy hoàng tráng lệ trước đây, và vẫn là một biểu tượng quan trọng của lịch sử Đan Mạch và văn học Anh.

Được biết đến với tên gọi Lâu đài Elsinore trong vở kịch “Hamlet” của Shakespeare, Lâu đài Kronborg vẫn còn các dấu tích của kiến trúc nguyên gốc bên trong các công sự rộng lớn của lâu đài này. Những bức tường gạch và một con hào bao quanh công trình bằng đá sa thạch trắng với các trục cửa sổ bất đối xứng và trên cùng là những ngọn tháp kiểu Baroque màu rêu xanh. (Ảnh: Andrey Shcherbukhin/Shutterstock)
Được biết đến với tên gọi Lâu đài Elsinore trong vở kịch “Hamlet” của Shakespeare, Lâu đài Kronborg vẫn còn các dấu tích của kiến trúc nguyên gốc bên trong các công sự rộng lớn của lâu đài này. Những bức tường gạch và một con hào bao quanh công trình bằng đá sa thạch trắng với các trục cửa sổ bất đối xứng và trên cùng là những ngọn tháp kiểu Baroque màu rêu xanh. (Ảnh: Andrey Shcherbukhin/Shutterstock)
Sân trong của lâu đài tiêu biểu cho kiến trúc Phục Hưng Hà Lan, một phong cách phức tạp và chi tiết hơn phong cách Phục Hưng Ý. Với những bức tường cao, chi tiết trang trí bằng thạch cao, cửa sổ đối xứng, và mái bằng đồng, khoảng sân này có diện mạo khác xa so với kiến trúc nguyên gốc. Trước đây, mặt tiền có gạch đỏ, được thay thế bằng đá vôi dưới triều đại của vua Frederick Đệ nhị, vì đá vôi được coi là vật liệu kiến trúc tốt nhất vào thời bấy giờ. Nhiều chi tiết thời Phục Hưng khác đã được thêm vào, chẳng hạn như tháp ở góc và mặt tiền đầu hồi trưng bày các tác phẩm điêu khắc cổ điển ca tụng triều đại vua Frederick. (Ảnh: trabantos/Shutterstock)
Sân trong của lâu đài tiêu biểu cho kiến trúc Phục Hưng Hà Lan, một phong cách phức tạp và chi tiết hơn phong cách Phục Hưng Ý. Với những bức tường cao, chi tiết trang trí bằng thạch cao, cửa sổ đối xứng, và mái bằng đồng, khoảng sân này có diện mạo khác xa so với kiến trúc nguyên gốc. Trước đây, mặt tiền có gạch đỏ, được thay thế bằng đá vôi dưới triều đại của vua Frederick Đệ nhị, vì đá vôi được coi là vật liệu kiến trúc tốt nhất vào thời bấy giờ. Nhiều chi tiết thời Phục Hưng khác đã được thêm vào, chẳng hạn như tháp ở góc và mặt tiền đầu hồi trưng bày các tác phẩm điêu khắc cổ điển ca tụng triều đại vua Frederick. (Ảnh: trabantos/Shutterstock)
Nhà nguyện của lâu đài là căn phòng lớn duy nhất còn sót lại sau vụ hỏa hoạn năm 1629. Nằm ở tầng trệt của cánh phía nam, nhà nguyện có bàn thờ bằng gỗ mạ vàng, các bức chạm khắc, các tấm ốp tường được sơn vẽ, cùng lối đi dọc hai bên và những thức cột Tuscan thanh thoát nâng đỡ mái vòm chính. Được thánh hiến vào năm 1582, nhà nguyện vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. (Ảnh: Diego Grandi/Shutterstock)
Nhà nguyện của lâu đài là căn phòng lớn duy nhất còn sót lại sau vụ hỏa hoạn năm 1629. Nằm ở tầng trệt của cánh phía nam, nhà nguyện có bàn thờ bằng gỗ mạ vàng, các bức chạm khắc, các tấm ốp tường được sơn vẽ, cùng lối đi dọc hai bên và những thức cột Tuscan thanh thoát nâng đỡ mái vòm chính. Được thánh hiến vào năm 1582, nhà nguyện vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. (Ảnh: Diego Grandi/Shutterstock)
Một trong những điểm nổi bật nhất của nội thất lâu đài là phòng khiêu vũ độc đáo. Căn phòng này được coi là đại sảnh lớn nhất ở Bắc Âu vào những năm 1500. Ban đầu, căn phòng có hơn 40 tấm thảm trang trí miêu tả hơn 100 vị vua Đan Mạch và là bối cảnh nổi tiếng cho các bữa tiệc của Vua Frederick Đệ nhị. Shakespeare đã miêu tả chi tiết phòng khiêu vũ này và những lễ hội xa hoa của nó trong “Hamlet,” vở kịch được trình diễn mỗi mùa hè ngay tại chính căn phòng này. Mặc dù các tấm thảm trang trí trên tường ban đầu và các đặc điểm khác đã mất đi trong trận hỏa hoạn năm 1629, nhưng nơi đây đã được Vua Christian Đệ tứ xây dựng lại thật uy nghi. Sàn nhà, trần gỗ, và các bức tranh tường hiện nay có niên đại từ các lần cải tạo lâu đài vào thế kỷ 20. (Ảnh: Diego Grandi/Shutterstock)
Một trong những điểm nổi bật nhất của nội thất lâu đài là phòng khiêu vũ độc đáo. Căn phòng này được coi là đại sảnh lớn nhất ở Bắc Âu vào những năm 1500. Ban đầu, căn phòng có hơn 40 tấm thảm trang trí miêu tả hơn 100 vị vua Đan Mạch và là bối cảnh nổi tiếng cho các bữa tiệc của Vua Frederick Đệ nhị. Shakespeare đã miêu tả chi tiết phòng khiêu vũ này và những lễ hội xa hoa của nó trong “Hamlet,” vở kịch được trình diễn mỗi mùa hè ngay tại chính căn phòng này. Mặc dù các tấm thảm trang trí trên tường ban đầu và các đặc điểm khác đã mất đi trong trận hỏa hoạn năm 1629, nhưng nơi đây đã được Vua Christian Đệ tứ xây dựng lại thật uy nghi. Sàn nhà, trần gỗ, và các bức tranh tường hiện nay có niên đại từ các lần cải tạo lâu đài vào thế kỷ 20. (Ảnh: Diego Grandi/Shutterstock)
Phòng ngủ của nhà vua, tọa lại bên trong các căn hộ của hoàng gia, nằm ở tầng một của Lâu đài Kronborg. Ban đầu được vua Frederick Đệ nhị trang bị nội thất vào khoảng năm 1576, các căn hộ được trang trí lại sau trận hỏa hoạn năm 1629. Phòng này có sàn gỗ, thảm trang trí trên tường, và đồ nội thất Hà Lan từ thế kỷ 17. (Ảnh: Diego Grandi/Shutterstock)
Phòng ngủ của nhà vua, tọa lại bên trong các căn hộ của hoàng gia, nằm ở tầng một của Lâu đài Kronborg. Ban đầu được vua Frederick Đệ nhị trang bị nội thất vào khoảng năm 1576, các căn hộ được trang trí lại sau trận hỏa hoạn năm 1629. Phòng này có sàn gỗ, thảm trang trí trên tường, và đồ nội thất Hà Lan từ thế kỷ 17. (Ảnh: Diego Grandi/Shutterstock)
Phòng thảm trang trí có sàn ô vuông, đồ nội thất Hà Lan, và những tấm thảm dệt hình ảnh các vị vua Đan Mạch và lịch sử Đan Mạch. Chỉ có 15 tấm thảm còn sót lại sau vụ hỏa hoạn, trong đó bảy tấm được trưng bày trong căn phòng này. Trong các lễ hội hoàng gia, các vị khách và người tham dự có thể chiêm ngưỡng những tấm thảm này và kể lại câu chuyện về các vị vua huyền thoại của Đan Mạch cho bạn bè, người thân khi trở về nhà. Một trong những giai thoại này là về Hoàng tử Amleth, người đã đặt nền tảng cho nhân vật Hoàng tử Hamlet, vị anh hùng trong vở kịch cùng tên của thi hào Shakespeare. (Ảnh: Diego Grandi/Shutterstock)
Phòng thảm trang trí có sàn ô vuông, đồ nội thất Hà Lan, và những tấm thảm dệt hình ảnh các vị vua Đan Mạch và lịch sử Đan Mạch. Chỉ có 15 tấm thảm còn sót lại sau vụ hỏa hoạn, trong đó bảy tấm được trưng bày trong căn phòng này. Trong các lễ hội hoàng gia, các vị khách và người tham dự có thể chiêm ngưỡng những tấm thảm này và kể lại câu chuyện về các vị vua huyền thoại của Đan Mạch cho bạn bè, người thân khi trở về nhà. Một trong những giai thoại này là về Hoàng tử Amleth, người đã đặt nền tảng cho nhân vật Hoàng tử Hamlet, vị anh hùng trong vở kịch cùng tên của thi hào Shakespeare. (Ảnh: Diego Grandi/Shutterstock)

Hòa Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times