Tại Trịnh Châu khoảng 1 năm trước đây, người dân lũ lượt xếp hàng để uống canh của một người đàn ông cải trang thành ‘Mạnh Bà’. Đó chẳng phải điềm gở ư?
Dân gian thường nói, trước khi các loại tai nạn như thủy, hỏa, đao, binh… xuất hiện, tại âm gian đều phải lập sổ sách ghi chép. Nội dung đại khái xác định phạm vi xảy ra tai họa, loại hình và số người tử vong tương ứng. Dường như mọi dị tướng hay tai nạn tại thế gian con người đều được ghi chép hoàn chỉnh. Câu chuyện về trận lụt lịch sử tại sông Hoàng Hà có lẽ là ví dụ minh xác.
Trận lụt lịch sử phá huỷ Trịnh Châu do vỡ đê sông Hoàng Hà
Sông Hoàng Hà là một con sông nổi tiếng của Trung Quốc. Nó cũng nổi tiếng luôn vì thảm họa lũ lụt đã lập kỷ lục trong lịch sử bi thảm của thế giới. Đó là trận lụt lớn thảm khốc trên sông Hoàng Hà vào năm Quang Tự thứ mười ba (1887), khiến 2 triệu người thiệt mạng.
Năm Quang Tự thứ 13 (năm 1887), sông Hoàng Hà bị vỡ đê tại khu vực Thập Bảo, Hạ Tấn, Trịnh Châu, ban đầu chỗ vỡ chỉ 30 trượng (1 trượng = 4m, 30 trượng = 120m), ba ngày sau trở thành hơn 300 trượng (1.200m), mở rộng gấp 10 lần. Nước sông Hoàng Hà theo hướng nam chảy sang sông Cổ Lỗ, rồi gặp sông Oa ở phía đông, phía nam đổ vào Châu Gia Khẩu, chảy vào sông Hoài, toàn bộ con sông tiếp tục chảy, gây ra thiên tai nghiêm trọng.
Trịnh Châu là một thành phố lớn nằm giữa đồng bằng trung tâm đã trở thành tâm điểm nghiêm trọng nhất trong trận lũ lụt này. Sau khi sông Hoàng Hà vỡ đê, dòng nước dữ tợn đã bao vây thành phố Trịnh Châu chỉ trong vòng vài giây, nước sâu mười mấy mét, phá hủy thành phố Trung Mâu, mức nước lũ lên đến gần 40 mét khi đỉnh lũ đi đến thành phố cổ Khai Phong, nhấn chìm hoàn toàn hàng ngàn ngôi làng và thị trấn ở phía đông thành phố Khai Phong. Nước lũ đi đến đâu là nơi đó trong thành phố bị ngập lụt, các văn phòng phủ viện, chùa chiền miếu thờ và các tòa nhà dân cư đều bị đổ nát.
Trận lụt do vỡ đê Hoàng Hà đã khiến khoảng 2 triệu người thiệt mạng
Căn cứ theo tài liệu lịch sử, trận thiên tai này xảy ra vào năm Quang Tự thứ 13 (năm 1887), đây là lần vỡ đê lớn nhất sau trận vỡ đê Đồng Ngõa Sương vào năm Quang Tự thứ 11 (năm 1885). Lần này sông Hoàng Hà vỡ đê khiến hơn 2 triệu người thiệt mạng (có người nói là 930.000 người, có người nói là ước tính cẩn trọng là 1,5 triệu người, có người nói là 7 triệu người).
Hạ Minh Phương, nhà nghiên cứu lịch sử nhà Thanh nói, trận lũ lụt này là “Đây là trận thiên tai lũ lụt tổn thất về nhân khẩu nghiêm trọng nhất thời cận đại”. Giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Middlesex nước Anh, ông Peter Hoff gọi trận lũ lụt này là “một trong những thảm họa tự nhiên chí mạng nhất trong lịch sử nhân loại”.
Ông Trương Tụy Hàng kể: Trước khi sông Hoàng Hà vỡ đê, có một vị Thứ sử tên Dương Dụ Đình, sống tại phủ Biện Lương (nay thuộc thành phố Khai Phong, Hà Nam), trước khi xảy ra trận lũ lụt tại Trịnh Châu một năm, ông ta đột nhiên bị bệnh nặng. Bạn của ông là Chu Tử Cấp và Ngô Tuấn Khanh cùng nhau đến thăm.
Điềm gở được báo trước
Khi gặp bạn, họ chỉ thấy ông Dương trong cơn bệnh nặng nói mê sảng, không ngừng lặp đi lặp lại câu nói “làm sổ sách bận quá”, nói xong lại đột nhiên cười lớn. Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ, hỏi ông cười cái gì? Dương Dụ Đình nói: “Tôi cười Mạnh Tắc đội chiếc mũ đồng bốn nếp gấp, lúc nào cũng rơi xuống. Ông ấy đang trong lúc bận rộn, không thể không dùng tay giữ chặt chiếc mũ, bộ dạng của ông ấy thật sự khôi hài đến buồn cười”. Mọi người lại hỏi Mạnh Tắc đang ở đâu? Dương Dụ Đình trả lời: “Chúng tôi đang cùng làm việc”.
Mạnh Tắc là tên của Trương Biệt giá (Biệt giá là 1 chức quan thời xưa). Trương Mạnh Tắc sống ở phố Mã Hiệu trong thành Biện Lương, cách rất xa đường Song Long mà Dương Dụ Đình đang sống. Chu Tử Cấp và Ngô Tuấn Khanh lại cùng nhau đi thăm Trương Mạnh Tắc. Đến nơi mới biết là ông ta cũng bị bệnh, vào nhà phát hiện triệu chứng giống hệt và cũng nói những lời giống người kia, cũng nói cái gì mà “làm sổ sách bận rộn quá”, hơn nữa bộ dạng giống hệt những gì họ Dương miêu tả, ông ta liên tục đưa tay trái của mình lên phía trên đầu để chỉnh lại chiếc mũ.
Chu Tử Cấp và Ngô Tuấn Khanh thấy vậy biết không phải là điềm báo tốt lành. Lúc này vợ của ông Trương bước ra hỏi: “Hai người thấy bệnh của Mạnh Tắc thế nào?”. Hai người chỉ nói vài câu an ủi, không kể lại sự việc bên nhà họ Dương cho bà ấy nghe. Không lâu sau, Dương Dụ Đình và Trương Mạnh Tắc lần lượt qua đời. Năm đó là năm Quang Tự thứ 12 (năm 1886), năm sau đó sông Hoàng Hà vỡ đê tại Trịnh Châu, nhấn chìm vô số người, lúc này mọi người mới biết hai vị quan nhân nói trên “bận rộn làm sổ” là vì ghi chép số người chết vì ở Trịnh Châu lần đó.
Và điềm gở năm nay khi người dân Trịnh Châu xếp hàng xin uống canh ‘Mạnh Bà’
Liên tưởng đến trận xả lũ và mưa lớn hiếm thấy tại Trịnh Châu ngày 20 tháng 7 vừa qua khiến rất nhiều người tử vong. Điều khiến người ta không thể tưởng tượng được chính là vào tháng 6 năm 2020, cũng tại Trịnh Châu, Hà Nam, có một người đàn ông đóng giả “Mạnh Bà” tặng canh cho mọi người trên phố, rất nhiều người dân vây quanh, xếp hàng uống canh. Có một số người còn từ nơi khác cố ý đến đây xếp hàng hai tiếng đồng hồ, có người trêu đùa uống xong bát canh này sẽ có thể quên đi phiền não. (Theo văn hóa truyền thống, Mạnh Bà ở trong đình nhỏ bên cầu Nại Hà của âm phủ. Bà là người bảo đảm chắc chắn rằng tất cả những linh hồn sẽ phải uống bát canh quên lãng trước khi được đầu thai).
Trên mạng đã lan truyền các hình ảnh người đàn ông trong vai “Mạnh Bà” đứng trước một nồi canh nghi ngút khói. “Mạnh Bà” tặng canh miễn phí cho những người đi đường đang đứng xếp hàng. Canh Mạnh Bà có tổng cộng bốn mùi vị: chua, ngọt, đắng, cay. Những người chụp ảnh, phát trực tiếp, quay phim vây xung quanh “Mạnh Bà”, người người xếp hàng đông đúc, nếu muốn uống một chén canh Mạnh Bà thì phải xếp hàng nửa tiếng đồng hồ.
Và đến hôm nay, thảm hoạ về trận lụt Trịnh Châu vẫn chưa có con số chính xác bao nhiêu người thiệt mạng. Toàn thế giới chấn động trước hình ảnh Nhà tang lễ Trịnh Châu chất đống với khoảng 19.577 thi thể.
Theo Sound of Hope