Telegraph đã đưa ra một tiết lộ độc quyền rằng, Pháp và Đức đã trốn tránh lệnh cấm vận vũ khí để bán vũ khí cho Nga trong khi Đức lại hứa hẹn viện trợ cho Ukraine. Nga đã áp dụng chiến lược và chiến thuật linh hoạt. Trong tình thế hiện tại, Mỹ và Ukraine chưa tìm ra được giải pháp để phá vỡ chiến lược của Nga.

NATO đã bí mật trang bị vũ khí cho Nga

Báo cáo của Telegraph trích dẫn một phân tích của EU rằng, chỉ riêng Pháp và Đức đã trang bị cho Nga 273 triệu euro tương đương 230 triệu bảng Anh khí tài quân sự. Đáng nói là chúng hiện có thể đang được sử dụng ở Ukraine. Những thiết bị này bao gồm bom, rocket, tên lửa và súng. Và chúng được chuyển đến Moscow bất chấp lệnh cấm vận của toàn EU từ năm 2014 đối với các chuyến hàng vũ khí tới Nga, sau khi nước này sáp nhập Crimea.

Khi Ủy ban châu Âu còn phát hiện ra rằng ít nhất 10 quốc gia thành viên đã xuất khẩu gần 350 triệu euro phần cứng cho Nga. Trong đó 78% được cung cấp bởi các công ty của Đức và Pháp. 

Hiện tại các nguyên thủ quốc gia của 2 nước cũng bị chỉ trích nặng nề. Điển hình ông Olaf Scholz, thủ tướng Đức, đã phải đối mặt với sự chỉ trích dữ dội vì có thái độ miễn cưỡng khi cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Trong khi đó, những nỗ lực đàm phán với Tổng thống Nga Putin của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bị coi là hành động xoa dịu.

Đức và Pháp đều phản đối lệnh cấm vận khí đốt mà EU áp đặt lên Nga, mà EU thì lại đang trả cho Moscow 1 tỷ Euro mỗi ngày để được cung cấp năng lượng. Điều này cho thấy lệnh cấm vận mà khối này ban bố chỉ là cái vỏ, còn về thực chất thì họ lại đang cung cấp tiền bạc và vũ khí cho Nga.

Cho nên không khó giải thích khi Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo rằng, Nga vẫn có thể thắng trong cuộc chiến và Moscow đã tiến rất gần đến việc chiếm được Mariupol.

Sự chỉ trích gia tăng khi có thông tin cho rằng các công ty Đức đã sử dụng kẽ hở trong lệnh cấm vận của EU đối với việc xuất khẩu vũ khí sang Nga. Lô vũ khí này trị giá 121 triệu Euro bao gồm súng trường và xe bảo vệ đặc biệt. 

Còn Pháp cũng bị phát hiện đã gửi các lô hàng trị giá 152 triệu euro đến Nga. Paris sử dụng kỹ thuật cửa hậu trong lệnh cấm vận của EU khi cho phép các nhà xuất khẩu thực hiện các hợp đồng đã thỏa thuận trước năm 2014. Bên cạnh bom, tên lửa và ngư lôi, các công ty Pháp đã gửi camera hồng ngoại cho hơn 1.000 xe tăng Nga cũng như hệ thống định vị cho máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công.

Kể từ khi Tổng thống Nga Putin bắt đầu chiến dịch quân sự  vào ngày 24/2, EU đã đưa ra các hạn chế hơn nữa đối với việc xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Moscow, nhằm đóng lại lỗ hổng. Tuy nhiên, lỗ hổng chỉ thực sự được đóng lại vào ngày 8/4, tức là hơn 1 tháng sau đó khi vấp phải nhiều cuộc phản đối từ các quốc gia thành viên Baltic và các quốc gia khu vực đông Âu.

Ông Vladimir Putin (khi còn là Thủ tướng Nga) và Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko trong một cuộc họp báo chung ngày 20/11/2009 (ảnh: Điện Kremlin).
Ông Vladimir Putin (khi còn là Thủ tướng Nga) và Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko trong một cuộc họp báo chung ngày 20/11/2009 (ảnh: Điện Kremlin).

Theo dữ liệu của Ủy ban châu Âu, chỉ riêng trong năm ngoái, các nước EU đã bán cho Nga vũ khí và đạn dược trị giá 39 triệu euro trong lúc Điện Kremlin chuẩn bị cho cuộc xâm lược Ukraine. Cũng như Đức và Pháp, Ý chịu trách nhiệm gửi số vũ khí trị giá 22,5 triệu euro tới Moscow sau khi EU áp đặt lệnh cấm vận, trong khi Anh bán được 2,4 triệu euro.

Áo, Bulgaria và Cộng hòa Séc đã xuất khẩu 49,3 triệu euro sang Nga từ năm 2015 đến năm 2022.

Trong khi Ukraine đang trông chờ vào Đức,  vốn là một trong những quốc gia đóng vai trò quan trọng nhất ở châu Âu, và được cho là sẽ đến với tất cả sự hỗ trợ mà Ukraine cần. Nhưng Đức đã có những lời hứa suông.

Đức và những lời hứa sáo rỗng

Đức ban đầu vốn rất hùng hổ và lớn tiếng. Nhưng sau những lệnh trừng phạt đáp trả của Nga, Đức bắt đầu hạ giọng vì không thể tách khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Dưới sức ép rất lớn từ đồng minh, Đức cuối cùng bắt đầu tuyên bố rằng họ đang gửi vũ khí sát thương tới Ukraine.

Tuy nhiên, từ lời nói tới việc làm lại là một khoảng cách rất xa. Ví dụ, truyền thông Đức trích dẫn việc Đức đã cam kết cung cấp 2.700 tên lửa phòng không Strela cho Kyiv vào đầu tháng Ba, nhưng theo Business Standard thì Đức mới giao cho Ukraine chỉ có  500 chiếc Stingers. 

Thực tế hầu hết vũ khí mà Đức chi viện cho Ukraine hoặc đã bị biến thành tro bụi bởi các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga hoặc bị cho là lỗi thời và không còn hoạt động. 

Lần này, Đức lại hứa với Ukraine về việc chi viện các xe chiến đấu bộ binh Marder (IFV). Đây là một bước đi táo bạo của Đức, đặc biệt là trong thời điểm Kyiv đang có nhu cầu trong tuyệt vọng về xe tăng. Lúc này, người ta có cảm giác như Đức cuối cùng đã quyết định dốc toàn lực để viện trợ cho Ukraine.

Tuy nhiên, mặc dù xe chiến đấu bộ binh Marder do nhà sản xuất vũ khí Đức chế tạo, nhưng nó lại sử dụng loại đạn được sản xuất tại Thụy Sĩ. Mà nước này giữ vị thế trung lập, Cho nên tất nhiên Thụy Sĩ sẽ hạn chế tái xuất các vật tư chiến tranh như vậy tới các khu vực xung đột. Vì vậy, các nhà chức trách Thụy Sĩ cho biết, họ đã từ chối yêu cầu từ Đức về việc chuyển những viên đạn được sản xuất tại Thụy Sĩ tới Ukraine. 

Mọi việc đang diễn ra đúng như kế hoạch. Đức bây giờ có thể nói với thế giới rằng, chúng tôi đồng ý chi viện xe chiến đấu bộ binh Marder, nhưng nhà sản xuất đạn của chúng tôi đã không cung cấp đạn. Và tất nhiên, hành động viện trợ cho Ukraine lần này sẽ là vô thưởng vô phạt. 

Tại sao Đức lại có hành động đáng xấu hổ này? Khách quan mà nói, Đức đang muốn thể hiện 2 điều:

Thứ nhất: họ cho thế giới thấy rằng họ đã cung cấp vũ khí quân sự hạng nặng cho Ukraine. Điều này cho thấy họ đang đứng lên chống lại Nga như thế nào.

Thứ 2: họ không phải đối mặt với cơn thịnh nộ của Vladimir Putin, bởi vì các vũ khí được tài trợ sẽ không bao giờ thực sự hạ cánh xuống Ukraine. Cuối cùng, đá quả bóng trách nhiệm đó cho Thụy Sĩ theo kiểu: vấn đề mấu chốt là Thuỵ Sỹ, không phải của chúng tôi. Chỉ cần Thuỵ Sỹ cấp đạn, chúng tôi sẽ cấp Marder. 

Đức đã cố tình chọn một loại vũ khí có đạn được sản xuất tại Thụy Sĩ và cung cấp loại chúng cho Ukraine. Họ nhận thức rõ lập trường trung lập của Thụy Sĩ và trên thực tế, họ hy vọng rằng Thụy Sĩ sẽ từ chối cho phép tái xuất kho đạn của họ sang Ukraine. 

Như vậy có thể thấy, Mỹ và các đồng minh đang lùi lại ở Ukraine. Hiện tại, cuộc chiến đã diễn ra được hơn 2 tháng và chúng ta vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng ai mới là người chiến thắng. 

Khách quan mà nói, đối với Nga, thì cuộc chiến kéo dài là một bước lùi lớn vì nước này ban đầu kỳ vọng sẽ áp dụng chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Ukraine có thể tựa ghế rung chân. Chúng ta biết rằng, người ủng hộ lớn nhất của Ukraine là Mỹ, nhưng đến nay nước này cũng như các đồng minh đang ngày càng cắt giảm hỗ trợ của mình ở Đông Âu. 

Mỹ thất bại trước chiến lược của Nga

Nga áp dụng chiến lược giống như đã làm khi sáp nhập Crimea vào năm 2014. Trước hết, Nga đã bao vây và chặn đường vào cảng Sevastopol của Ukraine. Tiếp theo, Nga đã bắn phá các lực lượng phòng thủ Ukraine, và sau cùng là họ đổ bộ lên Crimea.

Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014 (ảnh: Store norske leksikon).
Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014 (ảnh: Store norske leksikon).

Và đến năm 2022, người Nga lại tái hiện chiến lược này một lần nữa, nhưng quy mô rộng lớn hơn, đó là toàn bộ Ukraine.

Vào tháng 2 năm nay, Nga một lần nữa sử dụng cảng Sevastopol làm bệ phóng để phóng tên lửa vào Ukraine nhằm bắn phá hệ thống phòng thủ của nước này. Sau đó, tạo ra một cuộc phong tỏa Ukraine bằng cách đóng eo biển Kerch, nơi nối Biển Azov với Biển Đen và thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn Biển Azov. Và cuối cùng, họ đã đổ bộ vào Ukraine để chiếm lấy vùng đất rộng lớn của nước này.

Và hiện nay, Nga đang áp dụng chiến lược này cho toàn bộ lãnh thổ Ukraine, bằng cách phong tỏa rồi chiếm các thành phố cảng Mariupol, Berdyansk, Mykolayiv và Odesa.

Giờ đây, cuộc phong tỏa này là một thảm họa đối với các lực lượng quân đội và nền kinh tế Ukraine. 

Thứ nhất, bằng cách làm mất ổn định các đường bờ biển của Ukraine, Nga đã bóp nghẹt xuất khẩu lương thực của nước này sang châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Nếu như Ukraine được mệnh danh là “cái nôi của châu Âu” vì thị trường thực phẩm khổng lồ của nó, thì giờ đây họ không còn khả năng xuất khẩu lương thực, những quốc gia trong khu vực châu Á, châu Âu và châu Mỹ đang đứng trước nguy cơ đe dọa về nguồn cung lương thực . 

Đối với Ukraine mà nói, nếu không có hoạt động buôn bán lương thực phát triển mạnh này với thế giới bên ngoài, nền kinh tế Ukraine sẽ sớm trở nên yếu hơn và không có khả năng tài trợ cho bộ máy chiến tranh chống lại Nga.

Thứ hai, cuộc phong tỏa này là một vấn đề đau đầu đối với quân đội Ukraine. Vì nước này  phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động nhập khẩu thiết bị quân sự qua Biển Đen. Khi Nga tiến gần hơn đến việc tiếp quản từng thành phố cảng của Ukraine, phương Tây ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc cung cấp viện trợ quân sự như đã hứa cho nước này.

Eurasian Times đưa tin rằng: “Việc cung cấp hoặc hỗ trợ quân sự qua đường biển sẽ giúp Ukraine chiến đấu với người Nga ở phía Đông nhanh chóng hơn nhiều so với việc vận chuyển họ từ biên giới với Ba Lan trên toàn bộ chiều dài đất nước”.

Tuy nhiên, nó đã bị Nga chặn đứng. Đáng chú ý là khi toàn bộ vùng biên giới giáp biển của Ukraine bị Nga kiểm soát và phong toả, điều đó có nghĩa là các quốc gia Đông Âu buộc phải thông qua Ba Lan thì mới có thể giao thương được với thế giới bên ngoài.

Như vậy có thể thấy, chiến lược của Nga ở Ukraine rất kín kẽ. Ban đầu họ tạo cho đối phương một cảm giác rằng, Nga sẽ đánh vào thủ đô, làm sụp đổ chính phủ cầm quyền, như vậy là xong. Tuy nhiên đó chỉ là lối đánh nghi binh của Tổng thống Nga Putin. Mục tiêu chiến lược của ông ấy lại là phong tỏa, bắn phá, đổ  bộ vào các thành phố cảng. Nói cách khác là tấn công vào các cửa ngõ của Ukraine, sau đó bóp nghẹt kinh tế của nước này, cắt đường tiếp viện quân sự. 

Hiện tại Ukraine ở trong tình thế kìm kẹp và Mỹ chưa có cách nào để phá bẫy chiến lược của Nga.