Sau khi Nga bị phát hiện làm giả video Ukraine tấn công Nga, giới truyền thông đã khơi dậy những lần “làm giả” tin tức trước đó của Moscow.
Hãng tin CNN (Mỹ) hôm 4/2 đăng bài có tựa đề “Tại sao Nga thích thổi phồng tin tức giả mạo”. Trong bài, CNN đề cập đến việc giới chức Mỹ ngày 3/2 cáo buộc Nga dựng “video tuyên truyền đồ hoạ” để chuẩn bị lấy cớ xâm lược Nga.
Sau đó, Bellingcat, một trang web báo chí điều tra tại Hà Lan đã phân tích video mà giới truyền thông nhà nước Nga đăng tải. Bellingcat kết luận video mà Nga nói là “cuộc tấn công của Ukraine” thực ra là giả mạo. Trang web này chỉ rõ phần âm thanh súng nổ trong video của Nga được lấy từ một cuộc tập trận năm 2010 của Phần Lan.
Trong bài báo ngày 4/2, CNN đã đề cập đến một số vụ loan thông tin giả từ Nga, trong đó có vụ việc máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi khi bay qua không phận Ukraine.
CNN đưa tin, chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia đã bị phiến quân thân Nga bắn hạ ở miền đông Ukraine vào năm 2014. Nga đã sử dụng một hệ thống tên lửa tinh vi tự chế tạo để thực hiện hành vi này. Đây là điều được cả thế giới thừa nhận. Trong khi đó, Nga lại phủ nhận và cố lái câu chuyện theo một hướng khác.
Truyền thông Nga đã đưa ra hàng loạt thuyết âm mưu để giải thích cho thảm kịch này
Thủ lĩnh phiến quân Nga Alexander Borodai đã khẳng định rằng Nga không có khả năng bắn hạ chiếc MH17. Ông cũng cho rằng: “Hầu như tất cả các thông tin xuất hiện trên internet thực tế đều là những lời nói dối”.
Các hãng truyền thông của Nga còn đưa tin rằng một máy bay chiến đấu của Ukraine đã bắn hạ chiếc MH17. Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ thông tin này. Đồng tình với quan điểm của Ukraine, Hoa Kỳ và nhiều nước khác cũng cho rằng chiếc máy bay MH17 đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không.
Không những thế, một số nguồn tin trên các phương tiện truyền thông Nga còn cho rằng mục tiêu của chiếc tên lửa nhắm vào máy bay của Tổng thống Vladimir Putin đang trở về Moscow từ một hội nghị thượng đỉnh ở Brazil. Nguyên nhân bởi chiếc máy bay này cũng đi qua không phận của Ukraine và có đặc điểm tương tự với chiếc MH17.
Điều đáng nghi ngờ ở đây là phương tiện truyền thông khác của Nga lại đưa tin rằng máy bay của ông Putin đã không bay qua không phận Ukraine trong một thời gian khá dài vì cuộc xung đột giữa chính phủ Ukraine và lực lượng nổi dậy thân Nga.
Những lý do mà Nga đưa ra được đánh giá là từ ‘hơi hợp lý cho đến phi lý’
Trong khi Nga khẳng định không có khả năng bắn hạ máy bay của Malaysia. Nhóm Điều tra chung của Hà Lan đã tiến hành cuộc điều tra hình sự về vụ tai nạn. Kết quả chỉ ra rằng chiếc máy bay đã bị hạ bởi một hệ thống tên lửa Buk vốn thuộc về quân đội Nga.
Tình báo phương Tây và Ukraine nói rằng phiến quân Nga đã có phương tiện để bắn hạ một máy bay phản lực. Họ đã kiểm soát một hệ thống tên lửa hiện đại. Hệ thống này trước đó từng thuộc về quân đội Ukraine. Ngoài ra, cũng có một đoạn video thấy hệ thống vũ khí, tên lửa được đưa từ miền đông Ukraine đến Nga.
Điều đáng chú ý nhất là hộp đen của chiếc máy bay MH17 mới được bàn giao đã tiết lộ những thông tin bất lợi cho Nga.
Những thông tin xuyên tạc và tuyên truyền không phải là điều mới mẻ ở Nga. Một quan chức Mỹ nói với CNN: “Chính phủ Nga có một bộ máy tuyên truyền không đâu sánh bằng”. Vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines ở miền đông Ukraine năm 2014 chỉ là một trường hợp điển hình.