Theo Avia, mới đây Chouzhou Commercial – một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, đã quyết định đình chỉ mọi giao dịch với Nga và Belarus, điều mà theo các chuyên gia, có liên quan trực tiếp đến chính sách trừng phạt hiện nay của phương Tây. 

Ngân hàng này đóng vai trò quan trọng đối với các nhà nhập khẩu Nga khi nó cung cấp kênh giao dịch chính. Việc đình chỉ hoạt động này là nghiêm trọng, khi nó không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống thanh toán SWIFT quốc tế mà còn ảnh hưởng đến sự tương tác thông qua hệ thống thanh toán quốc gia – SPFS của Nga và CIPS của Trung Quốc.

Thông tin về bước đi này được tờ báo Kinh tế Vedomosti của Nga phổ biến, trích dẫn một nguồn tin thân cận với tình hình. Theo nguồn tin này, ngân hàng Trung Quốc Chouzhou Commercial đã thông báo cho khách hàng của mình ở Nga và Belarus về việc ngừng hoạt động. Quyết định ngừng giao dịch thông qua các hệ thống quốc gia là do ngân hàng Trung Quốc lo ngại về các yêu cầu có thể xảy ra từ các đối tác phương Tây về việc cung cấp các báo cáo có thể theo dõi các giao dịch này, bất chấp việc chúng vô hình trước các cơ quan quản lý của Mỹ và Châu Âu theo SPFS và CIPS.

Nhờ XH làm từ đây

Lời giải thích được đưa ra là: “Ngay cả khi người Mỹ hoặc người châu Âu không nhìn thấy sự chuyển động của dòng tiền qua các hệ thống quốc gia, tất cả điều này đều được phản ánh rõ ràng trong báo cáo mà các đối tác phương Tây có thể yêu cầu từ ngân hàng”.

Theo luật sư Pavel Bazhanov đang sống ở Hồng Kông, việc dừng giao dịch có thể được coi là tạm thời trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán của người Hoa, nhưng rất ít khả năng cơ hội sẽ tiếp tục sau đó. Do đó, trên thực tế, sau Tết, các đối tác của Nga sẽ cần phải suy nghĩ về các lựa chọn giải quyết khác – chẳng hạn như với sự giúp đỡ của các chi nhánh Nga ở Trung Quốc, ông nói thêm.

Như Bloomberg đưa tin vào giữa tháng 1, các ngân hàng nhà nước Trung Quốc đã đưa ra các hạn chế trong việc phục vụ khách hàng Nga sau khi công bố tài liệu về các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ. Nguồn tin của Bloomberg cho biết, ít nhất hai ngân hàng đã yêu cầu kiểm toán các khách hàng Nga của họ, với ý định cắt đứt quan hệ với những người làm việc phục vụ nhu cầu của tổ hợp công nghiệp quân sự Nga hoặc giúp đỡ các công ty bị trừng phạt. 

Người đối thoại của Vedomosti xác nhận một phần thông tin này. Theo họ, ít nhất ba ngân hàng trong số bốn ngân hàng lớn của Trung Quốc, gồm Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc – đã thắt chặt tuân thủ, phối hợp với yêu cầu của phương Tây.

Điều này có thể cho thấy một phần khó khăn của Nga khi hợp tác với các doanh nghiệp thuộc chính quyền Trung Quốc hiện nay, đó là khả năng lật mặt, cắt đứt quan hệ giữa chừng khi họ nhận thấy lợi ích của họ với đối tác phương Tây bị ảnh hưởng. 

Bởi nói như Sergei Tsyplakova, giáo sư Kinh tế thuộc Đại học Nghiên cứu Quốc gia Nga, hệ thống ngân hàng Trung Quốc phức tạp hơn nhiều so với hệ thống ngân hàng Nga. Ý chí chính trị ở Trung Quốc không quen với việc gây tổn hại đến lợi ích của chính mình và về mặt logic, người Trung Quốc muốn tránh việc các ngân hàng của họ rơi vào lệnh trừng phạt của phương Tây.