Người dân sung sướng khi bắt gặp đàn cá linh ở mương nước ngọt.

Theo nội dung đoạn video được đăng tải cho thấy, người dân sung sướng khi bắt gặp đàn cá linh ở mương nước ngọt. “Cá linh ngoài tự nhiên vẫn thơm ngon nhất”, một người xem video bình luận.

nhiều cá linh 1
Nhiều cá linh đã nhặt bỏ vào rổ (ảnh chụp màn hình video).

Video ghi lại cảnh người dân mỏi tay nhặt cá linh ở mương:

Khám phá: Tại sao gọi là cá linh?

Tại sao người miền Tây gọi cá linh? Dân gian có lời giải thích rằng vào mùa nước nổi; cá Linh ban đầu chảy từ Biển Hồ xuống sông Tiền, sông Hậu. Sau đó, cá trở về cố hương xứ chùa Tháp, có hiện tượng gọi là “cá lên”; lâu ngày dân gian đọc trại thành “cá linh”.

Giả thuyết thứ hai cho rằng loài cá này có bản chất tánh linh đặc biệt. Sau một thời gian rong ruổi khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long; ngày 10 tháng 10 âm lịch chúng trở về cội nguồn.

Lứa cá đầu tiên gọi là cá “lên rào”, tiếp theo chúng đồng loạt đổ ra sông thì gọi là cá “đông ken”. Đặc biệt năm nào vào thời điểm này có mưa, chúng liền hoãn lại chuyến đi. Chính vì vậy mà dân gian mới gọi chúng là “cá linh”.

cá linh cô đơn
Từ xa xưa, người dân sống dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu luôn coi cá linh là nguồn thức ăn phong phú, dồi dào.

Trong cuộc hành trình dài, từ một “cá mén” chúng trở thành những con cá to bằng đầu ngón tay, ngón chân; rồi đến giữa tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch, nước rút dần thì từng đàn cá linh đua nhau từ ruộng, kênh rạch ùa ra sông, sông lớn để ngược dòng, người trong nghề gọi là “cá ra”.

Nắm bắt quy luật tự nhiên của loài thủy sản này, người ta chuẩn bị lưới dọc sông, kênh để bắt cá linh. Từ xa xưa, người dân sống dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu luôn coi cá linh là nguồn thức ăn phong phú, dồi dào.

Có thể bạn quan tâm: