Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa lọt top 10 địa phương mua nhiều ôtô con nhất năm 2021. Nhiều người thắc mắc vì đây là 3 địa phương nằm trong danh sách có nhiều hộ nghèo nhất nước.
- Vì sao dừng đưa du khách Nga đến Nha Trang?
- Cựu công an chuyên đánh tráo sổ đỏ, bán trộm đất
- Vụ cô gái trẻ tử vong sau nâng mũi: Cơ sở thẩm mỹ hoạt động không phép
Tóm tắt nội dung
“Ôtô dần trở thành phương tiện thiết yếu”
Số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong năm 2021 số lượng ôtô cá nhân từ 9 chỗ trở xuống do người dân mua và đăng kiểm lần đầu tại Nghệ An là 14.628 xe, xếp vị trí thứ 4; Thanh Hóa 10.963 xe, xếp thứ 6 và Hà Tĩnh là 8.262 xe, xếp thứ 8.
Thậm chí người dân các tỉnh này còn mua ôtô nhiều hơn cả một số tỉnh, thành nằm trong top 10 địa phương giàu nhất như Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng.
Ở một thống kê khác, trong dịp Tết Nhâm Dần vừa qua, nhiều người dân Nghệ An vẫn phải nhận gạo cứu đói từ Chính phủ. Trong 11.0448 tấn gạo cứu đói của Chính phủ xuất kho cho 7 tỉnh thành thì Nghệ An chiếm 1.140 tấn, xếp thứ 2 sau Ninh Thuận.
Với những số liệu trên nhiều người thắc mắc, nằm trong top những tỉnh nghèo cả nước thì người dân đua nhau mua ôtô để làm gì?
Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Khánh Hoan – ngụ xã Hưng Lộc, TP. Vinh – cho rằng: “Ôtô là phương tiện đi lại, mua xe là nhu cầu chính đáng của mọi người. Tỉnh nghèo không có nghĩa là toàn dân đều nghèo.”
Tương tự anh Lê Văn Sỹ – ngụ huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh của bày tỏ, do đặc thù công việc đi lại nhiều, nhu cầu mua sắm xe ôtô cá nhân đối với anh rất cần thiết.
“Nhiều năm trước đây, đối với tôi để mua ôtô hơn nửa tỷ đồng là cả ước mơ. Nhưng hiện nay đời sống đã tăng, việc mua ôtô cũng không khó khăn như trước. Mình góp được một số tiền, vay mượn thêm sắm chiếc xe đi lại đỡ mưa nắng”, anh Sỹ nói.
Ngoài ra chất lượng cuộc sống của người dân cũng cần được nâng cao việc ôtô mua xe phục vụ cho bản thân và gia đình, có người mua để kinh doanh dịch vụ, có người mua để giải quyết việc ngoại giao…. Một số người dân được hỏi cho rằng, không nên đánh đồng quan điểm là tỉnh nghèo thì người dân trong tỉnh không nên mua ôtô.
Tuy nhiên không phải tất cả đều như vậy; cũng có một số trường hợp người dân phải vay mượn, lao động nước ngoài… để có tiền mua xe.
Xuất ngoại, bán đất, vay tiền mua xe?
Theo VietNamNet, người dân thôn Hoàng Lạp, xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, vốn được xem là nghèo nhất xã, nhưng ôtô đậu chật đường làng.
Cả thôn có 350 hộ nhưng đã có 60 chiếc ôtô, từ nghèo nhất bỗng chốc trở thành giàu nhất xã. Chủ tịch xã Đông Phú cho biết, để sở hữu ôtô, nhiều người thôn Hoàng Lạp đã phải vay tiền ngân hàng, thậm chí vay nóng để mua.
Thậm chí, có gia đình quanh năm chỉ ở trong thôn làng, không đi làm ăn xa, nhưng thấy bà cón hàng xóm mua xe, cũng mua một chiếc để chạy, vì người ta có mà mình không có thì… khó chịu. Thế là không ít người vay tiền để tậu “xế hộp”.
Anh Trần Xuân Kiên, ở Cửa Lò, kể rằng, anh đi làm ăn xa tại Nam Định, thỉnh thoảng lại nghe bố mẹ kể người này, người kia mua ô tô, khiến anh không khỏi xuýt xoa. Nhưng gọi về chúc mừng toàn nghe nói phải vay lãi để mua thì cũng thấy buồn.
Người Việt mua ôtô đắt đến bao giờ?
Theo thống kê, ôtô cá nhân từ 9 chỗ trở xuống là mặt hàng chịu gánh nặng thuế, phí nhất hiện nay. Một ôtô cá nhân đang phải chịu 3 loại thuế chính gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Theo tính toán, một chiếc xe ôtô lắp ráp tại Việt Nam có giá xuất xưởng 500 triệu đồng, đã được ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0%, chỉ phải chịu 40% thuế tiêu thụ đặc biệt và 10% thuế giá trị gia tăng. Hai khoản này đã lên tới 270 triệu đồng. Ngoài ra, người mua xe còn phải chịu thêm lệ phí trước bạ từ 10-12%, tính trên giá bán tùy từng địa phương, chưa kể những phí khác.
Như vậy giá ôtô Việt Nam cao gần gấp đôi so với các nước như Thái Lan, Indonesia và con số này còn lớn hơn nữa nếu so với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản…