Epochtimes đưa tin, sau cái chết của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, các nhóm nhân quyền đang kêu gọi những quan chức Trung Quốc liên quan đến tội ác thu hoạch nội tạng ngừng đồng lõa với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ngày 30/11 vừa qua, Giang Trạch Dân, người cai trị Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2003 đã qua đời ở tuổi 96. Theo tờ Tân Hoa xã, ông Giang qua đời vì bệnh bạch cầu và suy đa tạng tại thành phố Thượng Hải.

Cựu độc tài họ Giang được biết đến rộng rãi là người đã phát động cuộc đàn áp môn tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1999. Cuộc đàn áp đã khiến nhiều gia đình ly tán, những người tu luyện ôn hòa bị tống giam, tra tấn, đánh đập. Vô số học viên Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân của tội ác thu hoạch nội tạng do chính quyền hậu thuẫn.

Sau cái chết của ông Giang, bà Theresa Chu, một luật sư nhân quyền tại Đài Loan đã kêu gọi tất cả các đảng viên Trung Quốc và chuyên gia y tế có liên quan đến việc mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công chấm dứt tội ác này ngay lập tức.

Còn ông Torsten Trey, giám đốc điều hành tổ chức Các bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng dự đoán rằng, một phần ngành công nghiệp thu hoạch nội tạng của Bắc Kinh sẽ sớm sụp đổ. Và nhiều người sẽ bước ra tố cáo hoặc làm chứng.

Ông Torsten Trey, giám đốc điều hành Tổ chức Bác sĩ chống mổ cướp nội tạng (Ảnh: The Epoch Times)

Ông Trey nói: “Đây là sự lạm dụng nghiêm trọng đối với ngành y tế, đã kéo dài hơn 20 năm và cướp đi sinh mạng của vô số học viên Pháp Luân Công vô tội”.

Ông tiếp tục: “Ông Tập Cận Bình không khởi xướng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, nhưng ông ta cho phép nó tiếp tục. Nếu Giang không còn, tốt nhất là nên ngay lập tức chấm dứt tội ác này, điều này có thể dẫn đến số ca ghép tạng [ở Trung Quốc] sụt giảm đáng kể.”

Mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc

Bằng chứng về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006. Năm đó, nhiều người đã làm chứng về sự tồn tại của tội ác này.

Trong số đó có bà Annie, cựu nhân viên tại một bệnh viện ở đông bắc Trung Quốc. Bà nói rằng, chồng cũ của mình là một bác sĩ phẫu thuật quân đội và người này đã lấy đi giác mạc của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công từ đầu những năm 2000.

Vào năm 2019, sau khi xem xét bằng chứng từ hơn 50 nhân chứng, một tòa án nhân dân độc lập tại Anh xác nhận rằng, nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã diễn ra trong một thời gian dài, trên quy mô lớn ở Trung Quốc. Nguồn nội tạng chính đến từ học viên Pháp Luân Công.

Bà Annie (bí danh) phát biểu tại một cuộc họp báo ở Washington vào tháng 4/2006 (ảnh Epochtimes).

Tòa án đã bác bỏ tuyên bố của chính quyền Trung Quốc rằng từ năm 2015, tất cả các cơ quan cấy ghép đều được lấy từ hệ thống hiến tạng chính thức.

Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) bao gồm 5 bài khí công nhẹ nhàng và các bài giảng đạo đức dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ khi được giới thiệu ở Trung Quốc vào năm 1992, môn tập này đã trở nên phổ biến với khoảng 70-100 triệu học viên ở nước này.

Nhưng chính vì sự phổ truyền của Pháp Luân Công, thu hút một lượng lớn dân chúng đã khiến ĐCSTQ lo sợ về khả năng cầm quyền và kiểm soát của mình. Năm 1999, Giang Trạch Dân đã khởi xướng một chiến dịch đàn áp dã man nhằm xóa sổ môn tập tại Trung Quốc.

Kêu gọi hành động quốc tế

Khi nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều quan chức và cơ quan y tế ở phương Tây bắt đầu lên tiếng về vấn đề này.

Các nhà lập pháp Anh vào ngày 30/11 đã cam kết thúc đẩy “Dự luật cung ứng”, với một điều khoản sửa đổi để ngăn các dịch vụ hoặc hàng hóa liên quan đến nạn mổ cướp nội tạng thâm nhập vào Vương quốc Anh. Nếu dự luật được thông qua, các chuyên gia người Anh cũng sẽ bị cấm sang Trung Quốc để đào tạo về ghép tạng.

Ông Geoffrey Nice QC, thẩm phán Tòa án Xét xử Trung Quốc (China Tribunal) đọc phán quyết ngày 17/6/2019 về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc (ảnh: China Tribunal).
Ông Geoffrey Nice QC, thẩm phán Tòa án Xét xử Trung Quốc (China Tribunal) đọc phán quyết ngày 17/6/2019 về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc (ảnh: China Tribunal).

Đầu năm nay, tổ chức phi lợi nhuận Hiệp hội Cấy ghép Tim và Phổi Quốc tế thông báo rằng, họ sẽ ngừng nhận các tài liệu nghiên cứu cấy ghép từ Trung Quốc, trong nỗ lực chấm dứt các hành vi ngược đãi nhân quyền của Bắc Kinh.

Ông Trey nói: “Xã hội quốc tế đã đến lúc phải thực hiện các bước quan trọng, có ý nghĩa để chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc. Bây giờ là lúc để giúp người dân Trung Quốc chấm dứt tội ác man rợ này”.

Xem thêm: