Cô Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng), một nhà virus học Trung Quốc, người từng cáo buộc chính quyền nước này che đậy đại dịch, nhận định thời điểm đảo ngược chính sách Zero-COVID là rất đáng ngờ, theo The Epoch Times.

Kể từ lần phong tỏa Vũ Hán đầu tiên vào năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cho các quan chức loại bỏ mọi trường hợp lây nhiễm COVID trong cộng đồng bằng cách xét nghiệm liên tục, phong tỏa và giám sát kỹ thuật số, bất chấp những thiệt hại về kinh tế và sự phản đối của người dân.

Tuy nhiên vào đầu tháng 12/2022, sau khi các cuộc biểu tỉnh nổ ra trên toàn quốc, chế độ này đột ngột chấm dứt chính sách zero-COVID, chấp nhận việc virus lây lan trong cộng đồng, vốn bị thiếu khả năng miễn dịch tự nhiên sau gần ba năm đóng cửa để đối phó đại dịch COVID.

Theo cô Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng), một nhà virus học Trung Quốc, người từng cáo buộc chính quyền Trung Quốc che đậy đại dịch, thời điểm đảo ngược chính sách Zero-COVID là rất đáng ngờ.

“Chúng tôi thấy rằng có áp lực quốc tế đối với chính phủ Trung Quốc, vì Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ gần đây đã công bố một báo cáo, trong đó chỉ ra mối liên hệ giữa virus COVID-19 và việc nghiên cứu vũ khí sinh học của chính phủ Trung Quốc,” cô Diêm nói trên NTD.

Nhà virus học Trung Quốc đang đề cập đến một báo cáo ngày 15/12 của các thành viên đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, kết luận rằng có những dấu hiệu cho thấy COVID-19 “có thể liên quan đến chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học của Trung Quốc và lây lan sang con người trong một sự cố tại phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán (WIV).”

Cô Diêm lưu ý rằng báo cáo nhấn mạnh nỗ lực của các nhà lập pháp Hoa Kỳ trong việc điều tra nguồn gốc của đại dịch COVID.

“Họ cũng nói rằng họ sẽ buộc [Đảng Cộng sản] Trung Quốc phải chịu trách nhiệm,” cô cho biết.

“Đây là áp lực quốc tế rất lớn đối với chế độ của Tập Cận Bình, và đó là lý do tại sao đây là một thời điểm rất đáng ngờ.”

Áp lực quốc tế này tới trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong nước.

Các cuộc biểu tình, được biết đến với tên gọi “cuộc cách mạng giấy trắng”, đã nổ ra ở các thành phố lớn và các trường đại học nổi tiếng trên toàn quốc từ ngày 26/11/2022. Một số người biểu tình ở Thượng Hải thậm chí còn kêu gọi ông Tập và ĐCSTQ từ chức.

Người biểu tình Trung Quốc giơ tờ giấy trắng để kháng nghị các biện pháp chống Covid-19 hà khắc (ảnh chụp màn hình Zeenews).

Cô Diêm cho biết, sự bất mãn của công chúng lớn nhất trong nhiều thập kỷ phản ánh bất ổn “nghiêm trọng” đối với sự kiểm soát của ĐCSTQ và ông Tập ở trong nước.

Sau đó, nhà chức trách đột ngột hủy bỏ chính sách zero-COVID mà ĐCSTQ đã theo đuổi từ lâu. Việc virus hiện đang lan nhanh như cháy rừng trên khắp đất nước, khiến các bệnh viện và lò hỏa táng quá tải, sự tức giận của công chúng đối với việc kiểm soát đại dịch của chế độ này đã nhường chỗ cho sự lo lắng, hoang mang về việc đối phó với sự lây nhiễm.

“Vì vậy, bây giờ không còn sự phản đối nữa”, cô Diêm nói.

Ngoài ra, khi ĐCSTQ che đậy thông tin thực sự về đợt bùng phát, các quan chức và chuyên gia toàn cầu cảm thấy buộc phải chuyển sự chú ý của họ và tìm kiếm bằng chứng để đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng mới nhất ở Trung Quốc.

Do đó, “Trung Quốc đã có thêm thời gian để làm những việc khác, để tiến hành các chiến thuật hoặc hoạt động khác.”

“Ở một số mức độ nhất định, đợt bùng phát này đã giúp Tập Cận Bình có thêm thời gian hoặc cơ hội cho mục đích riêng của mình.”

Sóng thần virus

Các đợt bùng phát lan rộng trong dân số 1,4 tỷ người của Trung Quốc với hệ miễn dịch suy yếu sau ba năm phong tỏa khắc nghiệt.

Dữ liệu chính thức về số ca nhiễm và tử vong đã khiến công chúng ngày càng chỉ trích vì sự thiếu tin cậy. Cơ quan quản lý y tế hàng đầu của Trung Quốc đã ngừng công bố số ca nhiễm hàng ngày và chỉ thừa nhận một số ít trường hợp tử vong kể từ đầu tháng 12 – một con số trái ngược với lời kể của các nhân viên lò hỏa táng trên khắp Trung Quốc kể từ tháng trước.

Các bệnh nhân chờ bác sĩ thăm khám tại một phòng khám sốt ở Bệnh viện Nhân dân Đông Hoản ở Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hôm 20/12/2022 (ảnh chụp màn hình The Epoch Times).

Có tới 248 triệu người, tương đương 18% dân số của đất nước, được ước tính đã nhiễm virus từ ngày 1/12 đến ngày 20/12 – theo một bản ghi nhớ họp nội bộ của cơ quan y tế hàng đầu của Trung Quốc bị rò rỉ trên mạng và được các hãng tin xác nhận.

Các quan chức địa phương và các chuyên gia trong nước ước tính tỷ lệ lây nhiễm có thể vượt quá 50% dân số ở nhiều tỉnh. Con số đó lên tới gần 90% ở Hà Nam, tỉnh đông dân thứ ba của Trung Quốc.

Cô Diêm cảm thấy khó giải thích tình hình COVID ngày càng tồi tệ ở Trung Quốc.
“Chúng tôi thấy tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn và không thể chỉ giải thích bằng lý do sự khác biệt về phản ứng miễn dịch, hoặc mức độ bao phủ của vắc-xin, hoặc sự bùng phát có nguồn gốc tự nhiên. Rất nhiều điều đáng ngờ đã xảy ra, chúng tôi cần thêm thông tin.”

Chúng ta không biết chính xác những biến thể nào đang lưu hành ở Trung Quốc, mặc dù [chính phủ] nước này nói với mọi người rằng đó là Omicron. Nhưng triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều so với mức trung bình trong dân số và khả năng lây lan rất cao. Hiện tại chỉ quan sát thấy số người chết tăng vọt, với rất nhiều người bị viêm phổi, mặc dù họ là những người trưởng thành khỏe mạnh.

Nhà virus học mô tả tình hình ở Trung Quốc là “rất đáng lo ngại”, nhưng dù vậy, Trung Quốc vẫn quyết định mở lại biên giới.

Trung Quốc đã dỡ bỏ các quy định kiểm dịch bắt buộc đối với khách du lịch trong nước và cho phép công dân của mình ra nước ngoài. Hôm 9/1, ngày làm việc đầu tiên sau khi chính quyền nước này bắt đầu xử lý các đơn xin hộ chiếu du lịch bên ngoài Trung Quốc, hơn 100 người đã đợi bên ngoài văn phòng nhập cư của Bắc Kinh để gia hạn hộ chiếu.

Với một loạt người Trung Quốc dự kiến sẽ ra nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát ở quê nhà, cô Diêm lo ngại rằng liệu thế giới đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó chưa. Cô cho rằng những gì sẽ xảy ra sau khi làn sóng COVID của Trung Quốc bùng phát trên toàn thế giới là một “nỗi lo lớn”.

Sự chuẩn bị

Ngày càng nhiều quốc gia, gần đây nhất là Hà Lan và Bồ Đào Nha, đã áp đặt các yêu cầu xét nghiệm COVID đối với du khách đến từ Trung Quốc, với nhiều lý do lo ngại về khả năng xuất hiện một chủng vi rút mới, nguy hiểm hơn từ quốc gia này.

Hành khách tại sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27/12 (ảnh chụp màn hình Reuters).

Trong khi một số chuyên gia y tế vẫn hoài nghi về kịch bản như vậy, Dong Yuhong, một bác sĩ y khoa chuyên về bệnh truyền nhiễm, lưu ý rằng những người bên ngoài Trung Quốc cần phải cảnh giác do thiếu dữ liệu chính xác về sự bùng phát của Trung Quốc.

“Cách tốt nhất là thực hiện một chính sách rất nghiêm ngặt đối với người Trung Quốc đi du lịch bên ngoài Trung Quốc,” Dong nói trong một cuộc phỏng vấn với NTD.

Theo Dong, bên cạnh các hành động ở cấp chính phủ như hạn chế đi lại, công chúng có thể làm nhiều việc hơn nữa để chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh. Ví dụ, cô khuyến khích mọi người tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách uống vitamin, tắm nắng nhiều hơn và nghỉ ngơi hợp lý.

“Ngoài ra, hãy giữ bình tĩnh, giữ thái độ tích cực và nghĩ cho người khác. Một trạng thái tinh thần điềm tĩnh sẽ giúp bạn chiến đấu chống lại bất kỳ loại vi rút nào, bất kể nó gây bệnh như thế nào, gây chết người như thế nào”, cô nói thêm.

Có thể bạn quan tâm: