“Nỗi sợ hãi lớn nhất” đối với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là đất nước của ông này sẽ bị thế giới xa lánh. Nhưng thực tế điều này đang “đang diễn ra“, theo ông Gordon Chang, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Gatestone.

Phát biểu trong chương trình “China Insider” của NTD gần đây, ông Chang lưu ý rằng các biện pháp cực đoan nhằm “tiêu diệt hoàn toàn Covid” của ông Tập Cận Bình đang khiến các công ty toàn cầu di dời nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc.

“Thế giới làm điều đó vì lý do kinh tế – không phải lý do chính trị hay địa chính trị”, ông Chang nói.

Hàng loạt chuỗi cung ứng rời bỏ Trung QUốc

Các công ty đang gặp phải tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng vì các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc. Hầu như tất cả các hoạt động kinh tế, giao thương, xã hội ở Thượng Hải và các thành phố khác của Trung Quốc đã bị đóng băng. Hàng triệu người bị giam lỏng trong nhà suốt nhiều tuần. Cách xử lý cực đoan của chính quyền Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy và làm chậm quá trình vận chuyển hàng hóa của họ.

Tuy nhiên đó không phải là lý do duy nhất thúc đẩy các công ty dịch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Mối quan hệ của Trung Quốc với Nga cũng khiến các chuỗi cung ứng hiện tại trở nên không còn hiệu quả, theo ông Chang.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tuyên bố quan hệ đối tác “không có giới hạn” với Nga trước khi Nga xâm lược Ukraine. Điều đó làm dấy lên nhiều chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh vì sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc đối với Nga trong suốt cuộc chiến, theo ET. Trung Quốc đã từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga, bất chấp những lời kêu gọi ngày càng tăng từ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các quốc gia khác.

“Dù rằng hành động này của Trung Quốc là riêng rẽ và đơn độc, nhưng xu hướng này không mang lại lợi ích cho Bắc Kinh”, ông Chang cho hay.

Ông Gordon Chang nói với chương trình "China Insider" về "nỗi sợ lớn nhất của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh chụp màn hình video).
Ông Gordon Chang nói với chương trình “China Insider” về “nỗi sợ lớn nhất của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh chụp màn hình video).

Trung Quốc là nước được hưởng lợi lớn nhất trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập vào hệ thống quốc tế. Nhưng hiện nay, chính Trung Quốc đang thúc đẩy quá trình “phá bỏ toàn cầu hóa”.

Nỗi sợ hãi lớn nhất của Tập Cận Bình

Tại Diễn đàn Châu Á Boao năm nay, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu qua video, trong đó bộc lộ nỗi sợ hãi của ông này. Lãnh đạo Tập Cận Bình cảnh báo thế giới không nên cắt đứt mối liên hệ với Trung Quốc và khiến Trung Quốc bị cô lập với thế giới.

Vào ngày 21/4, ông Tập đã đề xuất cái mà ông gọi là “sáng kiến an ninh toàn cầu” mới do Trung Quốc khởi xướng; trong dó đề cao các nguyên tắc “an ninh không chia cắt”. Đó là một khái niệm chính mà Nga đã sử dụng để biện minh cho cuộc tấn công vào Ukraine.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc nói: “Các quốc gia trên thế giới giống như những hành khách trên cùng một con tàu, những người cùng chung số phận … ném bất kỳ ai ra khỏi con tàu là điều không thể chấp nhận được.”

Tập Cận Bình nguy cơ gánh chịu hậu quả vì zero-Covid (ảnh chụp màn hình FT).
Tập Cận Bình nguy cơ gánh chịu hậu quả vì zero-Covid (ảnh chụp màn hình FT).

Tuy nhiên, ông Chang bình luận: “Thật là mâu thuẫn, ông Tập Cận Bình nói về việc thống nhất an ninh toàn cầu trong khi nỗi sợ hãi lớn nhất của ông ấy là thế giới tách rời khỏi Trung Quốc. Cả thế giới đều nhận ra điều này thật bất hợp lý.”

Theo học giả Gordon Chang: Nếu ông Tập Cận Bình giành được nhiệm kỳ thứ 3 tại hội nghị của ĐCSTQ sắp tới, rất có thể ông ta sẽ lại tăng cường áp đặt các chính sách hiện nay, mặc dù ông ta lo sợ sẽ bị thế giới cô lập.

Ông Chang nhận định: “Tôi nghĩ rằng sau đó ông ta sẽ tăng cường áp đặt các chính sách đó, chúng rõ ràng là không tốt cho đất nước, không tốt cho nền kinh tế, và điều đó đồng nghĩa với một kết cục tồi tệ đối với Trung Quốc”.

Thời kỳ nguy hiểm

Ông Chang cho rằng, thế giới nên rời đi và tách khỏi Trung Quốc cho dù đó là một nền kinh tế lớn và thu hút đầu tư.

Ông cảnh báo các quốc gia khác cần biết bảo vệ mình khỏi sự thâm độc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các nước có thể : cắt đứt quan hệ, không kinh doanh thương mại, không đầu tư sản xuất, không hợp tác kỹ thuật…vv có nghĩa rằng chấm dứt các quan hệ ngoại giao.

“Điều đó nghe có vẻ mạo hiểm, nhưng con đường nguy hiểm và rủi ro nhất là tiếp tục với các chính sách ngoại giao với Trung Quốc mà sẽ là cái bẫy sa chân vào một mớ hỗn độn này ngay từ đầu”, ông Chang nhận định.

Những tồi tệ, rắc rối và thất bại mà các quốc gia đang đối mặt khi giao thương với Trung Quốc là vì họ đã có những đánh giá sai lầm về Trung Quốc, điều này đạo tạo một lợi thế – khiến Trung Quốc trở nên hung hăng, hiếu chiến hơn và làm suy yếu khả năng phòng thủ của các quốc gia này.

Có một điều vô cùng nguy hiểm là, các nước khác đang thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế để đối phó với các thủ đoạn của Trung Quốc.